IELTS Listening luôn là phần có thể giúp nhiều bạn kiếm điểm để nâng band điểm tổng, nhưng đối với những bạn chân ướt chân ráo bước vào thế giới IELTS nói riêng và tiếng Anh nói chung thì để nghe hiểu được người bản xứ nói thì là cả một vấn đề và cũng là điều kinh khủng dễ gây nãn lòng các chiến binh nhiều nhất, vì học mãi mà vẫn điếc, vẫn chả hiểu mô tê gì, toàn đoán ý người ta nói. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn tìm ra được giải pháp phù hợp với bản thân để nâng band điểm IELTS Listening nhé.
Lý do bạn nghe tiếng Anh mãi mà không hiểu
– Nếu bạn phát âm không đúng thì bạn sẽ không nhận diện được từ vựng. Vì cái từ mà bạn nghe nó lạ hoắc à, nó không được bạn nói ra bao giờ, đồng nghĩa với bạn không biết nó là gì. Đến khi nhìn script mới thấy, trời thì ra là từ này. Bởi vậy việc chuẩn hóa việc phát âm là vô cùng cần thiết. Nghe nhiều thì nói hay, nhưng để nghe được từ đó thì phải nói đúng được từ đó!
– Bắt đầu với level không phù hợp. Bạn đừng nghĩ những bài đọc trình độ tiểu học quá tầm thường, bạn muốn một phát luyện đề IELTS luôn. Đừng học chạy trước khi học bò nhé bạn. Như đã nói ở ý trên, đây là bước nghe những từ đơn giản để giúp bạn chuẩn hóa lại phần phát âm của mình đấy.
– Anh – Anh và Anh – Mỹ. Đề thi IELTS thì không bó buộc ở một hình thức nào cả. Nhưng chúng ta học không phải chỉ vì một kỳ thi, số lượng người du học Anh và số lượng du học Mỹ cũng khá chênh lệch. Thì nói cái nào thì người bản xứ cũng hiểu hết, nhưng mình đang bàn đến chuyện nghe mà phải không. Các bạn nên chọn Anh – Mỹ là các nguồn luyện nghe. Vì người Mỹ khá lười trong việc nói, giống người miền Nam mình vậy, họ nối âm, nuốt âm, bỏ bớt này kia khá nhanh và nhiều. Thiếu mà còn nghe hiểu thì khi nói đầy đủ từ tốn chậm rãi như quý tộc Anh thì nghe cái một nhỉ.
– Vốn từ vựng không đủ. Điều này là chắc chắn rồi, thế nên phải trau dồi từ mới thường xuyên, và quan trọng phải nghe thật kỹ thật nhiều từ mới đó và tập nói sao cho chuẩn, chứ như trước kia các bạn chỉ tập trung vào việc nhớ nghĩa, bây giờ cần phải nhớ cả cách phát âm từ đó nữa.
– Ngữ pháp còn lơ tơ mơ. Đôi khi nghe từ khóa nó vậy, nhưng ngữ pháp nó xoay nghĩa của câu 180 độ luôn đấy. Nên việc nghe dựa trên keyword đôi khi sẽ là con dao 2 lưỡi và là cái bẫy mà nhiều đề thi giăng ra. Nhưng cũng không cần học tất cả các thể loại ngữ pháp, hãy chọn những cái cơ bản và thông dụng và nhuần nhuyễn nó trước nhé.
– Hãy học cả cụm từ, cả câu. Đừng nên chú ý quá nhiều vào việc nhớ các từ đơn, mà nên học cả cụm, nó sẽ giúp bạn hiểu nghĩa khi nghe nhanh hơn thay vì bạn phải xử lý quá trình ghép từ, sàng lọc ngữ pháp để ra nghĩa của câu. Học cụm từ hay câu sẽ giúp bạn tăng tốc độ xử lý khi nghe nhiều hơn. Và 1 từ đơn thì có rất nhiều nghĩa nhưng khi cụm từ thì số nghĩa nó đã rút bớt đáng kể, thậm chí chỉ còn 1 nghĩa duy nhất, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE VỚI BẤT CỨ NGUỒN NÀO:
Phải nói trước rằng việc luyện nghe từ đầu rất vất vả, và với việc không nghe được gì bạn sẽ càng bực tức, nản chí hơn. Vì vậy hãy chuẩn bị cho mình một mindset là sẽ rất mất thời gian và phải kiên trì. Việc học nghe từ đầu sẽ phải tuân thủ theo các bước nhất định sau:
- Bước 1: Đọc transcript/ subtitles và học từ mới => giải quyết vấn đề từ vựng; hiểu nội dung => giải quyết khả năng xử lý ngôn ngữ.
Đọc phần nội dung, hay còn gọi là script của bất cứ tài liệu nghe nào bạn muốn luyện. Việc này giúp bạn học từ mới về mặt ý nghĩa và phát âm của từ đó. Không có chuyện bạn cứ nghe “thụ động” mà hiểu được, nên phải đọc trước và tra từ. - Bước 2: Tập phát âm phần transcript hoặc subtitles => giải quyết vấn đề về phát âm
Việc nghe tốt xuất phát từ yếu tố cốt lõi là phát âm tốt. Vậy nên trước khi cắm tai nghe luyện nghe, hãy tập đọc to nội dung phần script trước để hình dung được âm thanh. - Bước 3: Nghe và dò theo transcript
Lần nghe đầu tiên của bạn sẽ gặp khó khăn, hãy thử giảm tốc độ của audio xuống để bắt được âm thanh một cách rõ ràng nhất. Đồng thời hãy dò theo bằng script, việc này giúp bạn nhận ra mình đang bị miss chỗ nào. Khi bị miss trong việc nghe thì có 2 khả năng: một là phát âm sai => tra lại từ và sửa phát âm; hai là do bạn chưa nhận ra được khi nào thì xảy ra những hiện tượng: nối âm, nuốt âm, giảm âm, etc. Và với những đoạn như này chúng ta sẽ phải tua lại nhiều lần cho đến khi bạn hoàn toàn có thể nhắc lại được đoạn bị miss này đúng theo audio. - Bước 4: Tua đi tua lại, không dùng transcript
Đến với loạt nghe này, bạn không dùng script. Đây là bước luyện nghe hiểu, hãy không cố gắng nhớ lại nội dung vừa đọc ở B1, đồng thời tập trung hình dung ra âm thanh để nhận ra từ vựng. Khi tốc độ kết nối từ với âm thanh của bạn đủ nhanh, bạn sẽ hiểu nội dung gần như ngay sau khi audio được phát ra.
———————-
Nếu bạn luyện đề thì có thêm những bước sau:
- Bước 5: Bắt đầu làm bài tập
- Bước 6: Dò đáp án & nghe lại những câu sai, phân tích lý do vì sao sai dựa vao transcript. Có 2 khả năng sai:
-
- 1 là không nghe được (do phát âm) => tập phát âm nhanh theo đúng tốc độ của người nói & tua đi tua lại.
- 2 là không hiểu kịp (do comprehension) => đọc kỹ lại transcript & đối chiếu với câu hỏi.
-
- Bước 7: Nghe lại cả bài audio vài lần tới khi nào nghe được và hiểu toàn bộ các phần.