1 Nên kết thúc cho mỗi câu trả lời trong Speaking Part 1 bằng 1 nụ cười nhẹ để giám khảo biết bạn đã kết thúc câu trả lời của mình rồi
2 Nên học Speaking theo bộ đề dự đoán từng quý (Mỗi quý sẽ có 1 bộ đề riêng), hãy chọn lọc, đề nào cũ quá rồi thì bỏ qua không cần học
3 Nên chọn 1 nguồn tài liệu học Speaking phù hợp, đừng học tràn lan, và ĐỪNG HỌC THUỘC CÂU TRẢ LỜI, PLEASE
4 Giám khảo sẽ không quan tâm bạn nói gì, kiểu hoàn cảnh gia đình hay bạn đi được bao nhiêu nước mà cho bạn điểm cao. Họ sẽ chỉ quan tâm các tiêu chí chấm điểm.
- Lexical Resource: Bạn có dùng từ vựng hay hay không, đa dạng và biết paraphrase câu hỏi hay không
- Grammar: Bạn có dùng đúng ngữ pháp hay không, có đa dạng hay không
- Pronunciation: Bạn có phát âm đúng hay không
- Fluency & Coherence: Bạn có nói lưu loát hay không, câu trả lời có mạch lạc hay không
5 Bạn có thể thi Speaking trước 1-2 ngày, trong hoặc sau ngày thi 3 kỹ năng còn lại. Ví dụ bạn thi ngày 14/3, bạn có thể thi Speaking vào ngày 12,13,14 hoặc 15 tháng 3 (tùy vào hội đồng thi sắp xếp)
6 Nên trả lời tốc độ chậm, CHẬM KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ MẤT ĐIỂM FLUENCY, chậm nhưng không vấp quá nhiều, còn hơn nhanh nhưng sai ngữ pháp, vấp, không có thời gian tìm ý
7 Grammar sẽ không quan trọng bằng các yếu tố còn lại. Điểm Fluency và Pronunciation có thể cứu bạn nếu như Grammar bạn không tốt.
8 Topic trong Part 2 nếu bạn không hiểu câu hỏi nói gì, thì không thể đổi topic. Cho nên hãy “chém gió” hoặc bắt đầu bằng “I don’t know the first thing about but if I have to talk about….., I think…..”
9 Giám khảo hỏi Part 3 càng khó, điểm của bạn có khả năng sẽ càng cao.
10 Speaking Part 1 sẽ bao gồm 8-10 câu hỏi (3-4 topic) và được hỏi liên tục, nên chuẩn bị tinh thần bị giám khảo “quay như dế”
11 Không nên trả lời quá dài trong Speaking Part 1, nếu trả lời quá dài, giám khảo sẽ tự động ngắt câu (dù bạn đang nói) để hỏi câu tiếp theo, làm bạn sẽ bị không nghe kịp câu hỏi tiếp theo đó
12 Nếu được nên trả lời đủ 4 ý trong phần cue card của Speaking Part 2
13 Accent của bạn không hay? Chẳng quan trọng, quan trọng là bạn có phát âm ĐÚNG hay không (nhấn âm, IPA đúng).
14 Nên trả lời đủ dài trong Part 3, đây là Part bạn cần phải khoe tất cả năng lực của mình cho giám khảo thấy
15 Giám khảo khó tính, không thèm nhìn bạn khi trả lời? Điều này sẽ chẳng làm ảnh hưởng đến điểm số của bạn đâu, chỉ ảnh hưởng đến tâm lý nếu bạn không vững thôi. Hãy cứ xem giám khảo khó tính như một người bình thường trò chuyện, đừng quá căng thẳng làm ảnh hưởng đến tiêu chí Fluency
16 Mình thường sẽ học tủ từ vựng của 3 topic: Money, Health, Food. Và có xu hướng đưa câu trả lời về 1 trong 3 topic này.
Ví dụ: Bạn có thích running không? –> Đưa về topic Health. Bạn có thích đi museum không? –> Somehow có thể đưa về topic Money. Bạn có xài nước hoa không? –> Đưa về Health và Money.
17 Nên trả lời Speaking Part 2 đến khi nào giám khảo ngắt lời bạn. Hơn là trả lời chưa đủ 2 phút để giám khảo hỏi “Bạn còn muốn nói gì thêm nữa không?”
18 Nếu không còn thời gian, nên chuẩn bị những topic chính: People (học về 1 người bạn + 1 người nổi tiếng), Places (học về 1 building + 1 city) và 3 topic khác: Money, Health, Food.
19 Nếu không hiểu câu hỏi, bạn có quyền hỏi lại “Could you repeat the question please?” (trong trường hợp KHÔNG NGHE RÕ CÂU HỎI) hoặc “Could you rephrase the question please?” (trong trường hợp KHÔNG HIỂU CÂU HỎI) nhưng đừng hỏi lại giám khảo quá 3 lần
20 Nếu không còn thời gian, khoảng 1-2 tháng nữa thi rồi, nên học Speaking Part 2,3. Có thể bỏ qua Part 1