IELTS Speaking luôn được coi là phần thi khó nhất trong các kỹ năng, nhưng không phải thí sinh nào cũng có thời gian, điều kiện tham gia một lớp luyện nói một-một với người bản xứ. Trong hoàn cảnh dịch bệnh và chúng ta không thể đến lớp học hay thư viện để ôn luyện thường xuyên, bạn hoàn toàn có thể tự ôn luyện kỹ năng Speaking vừa tiết kiệm vừa hiệu quả tại nhà nếu có phương pháp tự học đúng đắn.
Thay vì chỉ tập trung nghiên cứu tất cả sách luyện thi Speaking nổi tiếng, bạn nên kiểm tra lại những lỗi mà mình đã mắc phải từ những bài kiểm tra trình độ trước đó để có định hướng rõ ràng cho việc luyện tập. Bên cạnh đó, mình cũng sẽ chia sẻ với các bạn một số tips đế “phá đảo” kỹ năng tự ôn luyện IELTS Speaking tại nhà nhé!
1. Chú ý “take note” trong Speaking Part 2
Trong phần 2 của bài thi Speaking, bạn sẽ nhận được cue card theo topic. Để tránh tạo ra khoảng lặng trong phòng thi, bạn cần luyện tập cách phát triển ý từ các cues đã cho sẵn. Học từ vựng ở mức độ khó hơn. Khi ở nhà bạn nên luyện tập bỏ qua phần take note 1 phút đầu nhằm tập phản xạ trả lời trước mọi topic khi thi thật. Trong trường hợp thấy một số cues không hợp lý, bạn có thể tập trung phát triển ý của 1-2 cues mà bạn thấy thú vị.
2. Sử dụng Transition để phần Speaking trôi chảy hơn
Để phần thi Speaking được trôi chảy, bạn nên sử dụng những cụm từ transition để tăng tính liên kết giữa các ý tưởng, luận điểm khi trình bày ý kiến.
Trong vòng 2 phút, bạn có thể không cần tập trung quá nhiều vào trình tự nói nếu việc đó khiến bạn bị vấp và phải dừng lại phần thi, hãy tiếp tục phát triển ý tưởng, sử dụng những câu để “câu giờ”, chuyển ý như:
– Ok just give me a few seconds here.
– I can talk about this next.
– Anyways, let’s move on to.
3. “Học tủ” một số topic nhất định
Khi tự ôn luyện IELTS Speaking tại nhà, bạn nên chuẩn bị vốn từ vựng theo các phạm trù thay vì học theo chủ đề cụ thể. 5 phạm trù mà mình gợi ý các bạn nên chuẩn bị bao gồm:
– Describe object
– Describe a person
– Describe an experience
– Describe a historical period
– Describe a place
Bạn có thể tìm các cấu trúc, từ vựng để phát triển ý theo các phạm trù trên.
Lời khuyên cho bạn là không nên chuẩn bị một bài quá hoàn chỉnh, sau đó triển khai topic một cách máy móc. Giám khảo dễ dàng nhận ra đâu là câu trả lời đã học thuộc và có thể đánh giá thấp phần thi của bạn.
4. Chuẩn bị gì khi gặp chủ đề khó ưa
Khi gặp phải đề bài “xương”, bạn hãy:
– Talk about yourself: Nói về bản thân bạn trước khi gặp phải chủ đề khó
– Talk about the general trend/situation/place
– Nói về những khía cạnh quen thuộc với bạn
5. Đừng lo lắng khi bị giám khảo ngắn lời
Đừng bao giờ lo lắng khi bạn bị giám khảo dừng lại vì hết giờ. Mỗi thí sinh chỉ có 2 phút để thực hiện phần thi part 2. Vậy nên khi bạn chưa nói xong mà giám khảo ngắt lời, hãy cứ thoải mái trả lời những câu hỏi thêm của giám khảo xoay quanh những gì bạn vừa nói nhé.