Kinh nghiệm “đối phó” với giám khảo IELTS Speaking người bản xứ

Kinh nghiệm “đối phó” với giám khảo IELTS Speaking người bản xứ

Xin chào các bạn, với phần chia sẻ ngày hôm nay, mình xin nói về trải nghiệm và những đúc kết của mình qua lần thi Speaking gần nhất. Phải nói đây là lần thi rất thành công của mình, vì mình đã đạt được kết quả như mong đợi, trong đó Speaking và Writing, vốn là 2 kĩ năng khó, nhưng mình đều đạt số điểm 7.5. Tuy so với những IELTS instructor khác thì đây không phải là điểm số cao, nhưng ít nhất là đã vượt qua con số “tử thần’’ là trên 7.0 cho hai môn được đánh giá khó và dễ bị chấm thấp này.

Mình đăng ký thi ở IDP Mạc Đĩnh Chi, thi vào 24/04/2021, mình làm 3 môn written exam vào sáng thứ 7 và ngay sau đó là chiều Chủ Nhật mình được sắp xếp thi Speaking. Ca mình thi là 2h chiều và lúc đó mình nhớ được xếp vô phòng với giám khảo lớn tuổi nhất. Mình đoán chừng đó là một senior examiner, ấn tượng đầu tiên làm mình hơi sợ vì ông có vẻ khá nghiêm túc. Trong khi các bạn khác vừa được đưa vào phòng thi thì mình phải chờ ông khoảng 2-3 phút vì ông đang nghe đoạn băng ghi âm lại của thí sinh trước và cho điểm, mình nghĩ bài của mình sẽ bị nghe lại kĩ nên cũng ráng chuẩn bị tinh thần và giữ bản thân bình tĩnh nhất có thể.

tự học ielts speaking

Những phút giây chạm mặt đầu tiên trong phòng thi IELTS Speaking

Lúc ông ra hiệu cho mình mở cửa, mình vào và cúi đầu chào ông, sau đó mình xin phép không đeo khẩu trang vì thấy vướng víu không nói rõ được. Phần đầu tiên là những câu hỏi đơn giản về education and work, đây là bộ câu hỏi khá phổ biến, mình nhớ được là đã dùng idiom ‘’wear many hats’’ để nói về việc mỗi ngày đều làm việc cho những công ty khác nhau. Sau đó phần 2 là ‘’Describe a country where you would like to work there for a period of time’’, cũng khá may mắn vì mình đã chuẩn bị trước ở nhà, nên nhanh chóng viết note và khả lời, đại khái là nói về Ba Lan, mình muốn đến đó học nâng cao và làm việc lại vì thích văn hóa Châu u và kiến trúc cổ kính.

Đọc thêm:  IETLS SPEAKING VÀ 4 BÀI HỌC XƯƠNG MÁU CỦA MÌNH

Đến phần 3 là nội dung về employment, ông hỏi đại khái như sự khác biệt giữa làm việc cho công ty trong nước và công ty nước ngoài. Gần như ở phần 3, tất cả các câu trả lời của mình đều bị counter argument, nghĩa là giám khảo sẽ vặn lại, nhưng mình cố gắng bình tĩnh trả lời. Ví dụ như khi mình nói ở công ty nước ngoài lương cao hơn, ổng sẽ nói :”Tôi làm cho IDP nhiều năm rồi và tôi thấy người Việt Nam cứ cho rằng làm việc cho nước ngoài sẽ lương cao, nhưng thực tế không phải như vậy.’’

kinh nghiệm thi ielts speaking

Mình phải nói thêm là người Việt Nam thấy cao là do sự chênh lệch về tỉ giá giữa những loại tiền tệ khác nhau. Sau đó ổng hỏi câu cuối về sự khác biệt về văn hóa ở những công ty đa quốc gia, rồi mình nói về sự trao đổi văn hóa giữa Việt Nam và Châu u, mình đã đề cập đến cụm từ ‘’gender equality in the workplace’’. Sau khó lại bị counter argument “tại sao em lại đề cập đến gender equality ở đây?’’, mình cố gắng giải thích là do Việt Nam bị ảnh hưởng với Á Đông, nên luôn có sự phân biệt ngầm về giới tính, không chỉ ở trong gia đình xã hội mà còn ở nơi làm việc. Lúc đó thì đồng hồ điểm đến 14p, ổng nói tôi rất muốn trao đổi với em thêm, nhưng tôi buộc phải dừng lại vì thời gian của em đã hết.

Cảm ơn em đã tham gia bài thi. Lúc đó mình cảm thấy như được giải thoát vậy, mình không quên lễ phép chào ông và nói cảm ơn, lúc ra khỏi phòng thi thì biết 4 bạn thí sinh khác cùng ca với mình đã xong từ lúc nào, chỉ còn mình là bị giữ lại lâu nhất. Haha.

idiom thông dụng trong ielts

Và đó là trải nghiệm của mình trong phòng thi, từ đó mình xin phép rút ra những điểm như sau để chia sẻ với các bạn.

1/ Focus on fluency

Cái này mình lấy cảm hứng từ bộ phim ‘’Forrest Gump – dù có chuyện gì xảy ra thì hãy cứ tiếp tục chạy’’, và đúng vậy, mình cố gắng nói liên tục khi được hỏi, và không ngừng lại suy nghĩ quá lâu, vì càng ngừng hoặc nói ngắt quãng thì sẽ càng bị trừ điểm fluency. Nên các bạn hãy nhớ, dù trong đầu mình chưa hình thành hết ý mà chỉ có những keywords thì cũng hãy cứ nói ra, vì khi nói ra thì não mình cũng sẽ được kích thích để triển khai ý, và càng nói sẽ càng tuôn ý ra được. Cái này nghe hơi khó thực hành nhưng các bạn khi luyện tập ở nhà hãy thử record và canh thời gian cho mình để làm quen, càng tập thì sẽ càng thuần thục được, hãy cứ nhớ là dù gì thì cứ nói liên tục đừng ngừng lại nhé.

Đọc thêm:  IELTS SPEAKING VÀ TOP TỪ ĐẸP KHÔNG THỂ BỎ QUA

tài liệu ielts speaking

2/ Ending sounds

Các bạn luyện IELTS thì cũng sẽ biết pronunciation là một cột điểm chiếm 25% tổng số điểm, nhưng khi luyện tập chúng ta thường không xem nhẹ điều này, và để thành thục native-like pronunciation thì cần nhiều thời gian để cảm thụ và luyện tập. Và hãy nhớ luyện pronunciation là luyện cả đời chứ không chỉ vài tháng. Tuy nhiên, mình có một cách để khiến giám khảo đánh giá cao về pronunciation hơn, đó là chú ý vào ending sounds, có những ending sounds rất cơ bản trong tiếng Anh như /k/ /t/ /d/ /ch/, các bạn hãy chú ý nhé. Và để giám khảo nghe rõ mình phát âm ending sounds thì hãy tập nói chậm dần lại khi hết một ý, và nhấn mạnh vào ending sound của từ cuối cùng trong một ý hoặc một câu đó. Ngoài ra, về lâu dài để cải thiện pronunciation, ngoài ending sounds thì còn có intonation và stress nữa, các bạn nhớ lưu ý luyện tập. Mình có thể suggest thêm quyển Pronunciation Workshop của Paul Gruber, nó gồm 1 cái training manual và bộ 16 videos có thể tìm trên Youtube. Cách tiếp cận Pronunciation của thầy này rất hay, vì thầy so sánh các cặp âm vô thanh và hữu thanh, với mỗi bài là 2 âm tương đối giống nhau, thầy sẽ phân tích về khẩu hình, cách đặt lưỡi và lấy hơi để tạo ra âm chuẩn nhất. Nếu có thời gian các bạn tham khảo thêm nhé.

Đọc thêm:  25 CÁCH BẮT ĐẦU CÂU TRONG SPEAKING VÀ WRITING

thi ielts speaking

3/ Manner and Behavior

Tuy thái độ trong phòng thi chưa bao giờ là một tiêu chí trong việc chấm điểm IELTS Speaking, nhưng cá nhân mình nghĩ, nếu như chúng ta có thái độ tích cực và hợp tác trong phòng thi, để giám khảo thoải mái làm tốt công việc của mình, thì vô tình sẽ tạo được thiện cảm, từ đó bài của chúng ta sẽ có cơ hội được đánh giá cao hơn về điểm số. Tuy không ai khẳng định điều này và cũng tùy giám khảo, nhưng mình nghĩ nó cũng có lợi ở một mức độ nào đó. Hôm nào phòng thi, mình thấy đó là một giám khảo lớn tuổi, đương nhiên thái độ của mình phải lễ phép, cái này là nguyên tắc ứng xử căn bản chứ không phải chỉ để đi thi. Mình khoanh tay cúi đầu chào theo kiểu hơi Á Đông một chút, khi trả lời ngồi thẳng lưng, nhìn thẳng giám khảo để giữ eye contact. Muốn hỏi lại thì cứ giơ tay và hỏi chậm rãi, hãy nhớ là luôn cố gắng duy trì thái độ tích cực và lễ độ nhé. Sau khi kết thúc bài thi, mình cảm ơn và chúc ông giám khảo have a nice Sunday rồi ra khỏi phòng.

Cảm ơn các bạn đã kiên nhẫn đọc kết bài viết này, tiếp theo là mình xin note các cụm từ mình đã dùng trong bài thi hôm đó, dựa theo trí nhớ vì mình không thể nhớ hết được, tính từ lúc thi đến khi viết bài này đã là 2 tháng rồi.

Part 1
Wear many hats: làm nhiều việc hay có nhiều vai trò khác nhau
Hectic workload: lịch làm việc dày đặc
Work far into the night = Stay up late = Burn the midnight oil: thức khuya để làm việc

Part 2
Western civilization: nền văn minh Tây phương
Democracy: nền dân chủ
Career prospect: triển vọng sự nghiệp
Second degree: văn bằng 2
Post-graduate: sinh viên sau đại học
Move back and forth: đi về giữa 2 nơi

Part 3
Confucian-Heritage country: nước theo truyền thống Nho giáo
Cross-generation bond: sự liên kết giữa các thế hệ
Gender equality: bình đẳng giới
Individualism: chủ nghĩa cá nhân
Collectivism: chủ nghĩa cộng đồng
Cultural relativism: thuyết bình đẳng văn hóa
People of Asian origin: người gốc Châu Á

Bạn có muốn DOWNLOAD 111 khóa học trọn bộ và Hàng ngàn bộ tài liệu IELTS, TOEIC chất lượng từ các tên tuổi lớn

X