Em đi xa quá, em đi xa đề quá
Đặt cái tôi vào bài viết
Có rất nhiều bạn bị lộn qua lộn lại giữa cái gọi là “quan điểm cá nhân” và “cảm xúc cá nhân”. Những cụm bạn không nên dùng để tránh bị giám khảo hiểu lầm (Hay hiểu đúng):
❌I reckon …
❌I feel that …
❌If you ask me, I think
❌I suppose …
❌As far as I can concerned
Trả lời câu hỏi thiếu chính xác
Đây là những điều cần chú ý khi các bạn làm mấy cái dạng đề của Task 2
Dạng 1: Là nhóm đề liên quan đến việc đưa ra quan điểm của cá nhân hoặc cho ý kiến riêng của các bạn. Các dạng bài này thường có các câu hỏi như:
– What is your opinion on the subject?
– Do you agree that…?
– To what extent do you agree or disagree?.
🎯Đối với dạng câu hỏi này , để tránh hiểu sai đề cũng như đưa ra những ý sai các bạn nên tìm hiểu kỹ nội dung của đề bài. Từ đó xây dựng quan điểm của mình và phải giữ vững quan điểm của mình trong suốt quá trình làm bài.
Dạng 2: Là nhóm câu hỏi liên quan đến thảo luận về hai mặt của vấn đề nào đó. Các dạng bài này thường có các câu hỏi như:
– Discuss both these views-
– What are the advantages and disadvantages?…
🎯Đối với dạng đề này, một lưu ý quan trong đó chính là phân chia đều “đất” viết cho cả hai mặt của vấn đề. Đừng quá đi sâu vào một mặt mà bỏ qua mặt kia và ngược lại. Cuối cùng là phải trả lời kiểu huề vốn, nghĩa là đưa ra một kết luận mang tính dung hòa ở cả hai mặt luôn nhé.
Dạng 3: Là nhóm câu hỏi liên quan đến phân tích hai mặt của vấn đề và nêu quan điểm. Các dạng bài này thường có các câu hỏi như:
Discuss the advantages and disadvantages and give your own opinion
🎯Một điểm mà các bạn hay mắc phải đó chính là trả lời sai hoặc thiếu ý đối với yêu cầu của đề bài. Các bạn đôi lúc quá sa đà vào 1 trong hai yêu cầu của đề bài, đó có thể là quá chú trọng vào phân tích 2 mặt của vấn đề mà quên đưa ra quan điểm các nhân của mình và ngược lại
Cái kiểu khăng khăng là mình đúng hoặc điều gì đó đúng
Bạn không nên áp đặt, ám chỉ tất cả mọi người hay một sự việc theo một suy nghĩ nào đó một cách tuyệt đối cả, vì trên đời này cái gì cũng có tính tương đối cả, có thể đúng với người này nhưng cũng có thể sai với người kia. Vì vậy nếu cứ khẳng định 100% suy nghĩ gì đó là đúng thì sẽ không mang lại cho bạn điểm cao. Thay vào đó, hãy dùng những từ thay thế để giảm tính chắc chắn của câu văn xuống.
📍Trạng từ chỉ tần suất : Always, never -> Often, usually, sometimes
📍Trạng từ chỉ mức độ tuyệt đối bao gồm: Obviously, absolutely, definitely, almost, completely, entirely… – > May, might, tend to, would, can, could
Ví dụ hơi bị tào lao
Đưa ví dụ vào bài viết là một cách để làm rõ quan điểm, lập luận của người viết, tuy nhiên, nhiều bạn lại đưa những ví dụ lan man, không phù hợp với nội dung. Nhiều bạn còn tự chế ra ví dụ, nhưng chế làm sao cho nó logic một chút.
📍Đưa số liệu không chính xác với thực tế.
📍Viết sai tên riêng như tên người, tên quốc gia, tên một tổ chức …
📍Đưa thông tin không liên quan với nội dung
Chủ quan vì dùng “tôi” quá nhiều
Trong Writing học thuật, các bài viết luôn luôn cân nhắc việc sử dụng ngôi thứ nhất một cách tối thiểu. Việc làm dụng quá nhiều ngôi thứ nhất sẽ giảm đi tính khách quan và học thuật của bài viết, và dần đưa bài viết sang sang bài viết trên quan điểm cá nhân mất đi tính đại chúng . Tốt nhất là chuyển sang thể bị động để không còn mang tính chủ quan.
Văn mẫu dỏm
Tham khảo thêm nhiều bài luận mẫu hay rất có ích cho Bạn, tuy nhiên việc đọc quá nhiều bài viết thiếu chuẩn mực sẽ tạo thành thói quen viết cực xấu, điều quan trọng là tìm “văn mẫu” từ những nguồn uy tín như của Thầy Simon chẳng hạn.