Cách phát triển ý tưởng trong IELTS writing và Speaking như thế nào?

Cách phát triển ý tưởng trong IELTS writing và Speaking như thế nào?

Cách phát triển ý tưởng khi thi IELTS writing và Speaking của mình bao gồm 2 cách: nhìn 1 vấn đề ở nhiều lĩnh vực cuộc sống (chiều ngang) và nhìn 1 vấn đề theo từng mức độ, quy mô từ bé đến lớn (chiều dọc). Hi mọi người, mình là Việt, vừa rồi  mình đi thi lại được 8.5 Writing, trước đó mình được 8.0 IELTS Writing 2 lần. Lần đầu là tháng 3 và sau đó là tháng 8. Để được điểm số như vậy là không đơn giản. Hôm nọ mình có ngồi đếm lại file Writing mình tự viết trong máy, và nhận ra mình đã viết hơn 500 bài Writing. Sau khi viết từng đấy bài, mình nhận ra có hai cách để phát triển ý tưởng cho mọi bài hay mọi dạng khác nhau, điều mình sẽ chia sẻ trong bài viết dưới đây.

1. Tìm ý tưởng theo chiều ngang trong IELTS

Với cách tiếp cận này, các bạn sẽ nhìn vấn đề từ các góc độ trong cuộc sống để tìm ra ideas. Thường mình sẽ chọn đi từ sức khoẻ (vật lý và tinh thần), giáo dục, văn hoá, kinh tế, xã hội, môi trường.

Ví dụ:
Đề bài: Some countries allow old people to work to any age that they want. Do the advantages outweigh the disadvantages? (Một vài nước cho phép người già làm quá độ tuổi nghỉ hưu. Lợi hay hại lớn hơn?)

Bây giờ, mình sẽ cùng nhau phân tích để ra ý tưởng để viết hay nói khi thi.

1️⃣ Sức khoẻ thể chất người già: hay bị bệnh đãng trí, hay bị bệnh Alzheimer, thiếu sự minh mẫn?
Và rồi mình bổ nhỏ từng ý, hay bị bệnh đãng trí (một vài trường hợp nặng sẽ là Alzheimer): hiệu quả làm việc sẽ không còn cao, thậm chí sẽ gây tổn thất cho công ty.
Thế là mình đã đủ ý để viết (1):

  • It is often said that the older people get, the worse their brain functions become. In fact, many 65-year-olds or above have dementia or even Alzheimer, which directly reduces their work productivity. Retirement, therefore, appears to be a better option regarding their health.

2️⃣ Sức khoẻ tinh thần người già: cô đơn, thiếu bạn, thiếu người trò chuyện, trầm cảm, mất đi mục đích sống.
Vậy với tình trạng đó, đi làm có lợi hay có hại? Theo mình thì là có lợi, vì đi làm mình có đồng nghiệp và được dung chất xám để cống hiến cho xã hội. Và thế là mình viết:

  • When older people continue working, they are more likely to have a sense of purpose in life. They may also have more friends, which often prevents them from boredom, isolation and even depression.

3️⃣ Người già và những tác động giáo dục: Người già có kiến thức, có kinh nghiệm. Họ có thể dùng kinh nghiệm của mình cho thế hệ sau. Khi họ đi làm, công ty thường cũng không phải mất công train lại,…
Với những ý đó, mình viết:

  • Senior employees often have great specialized knowledge due to years of working. They can pass on their experience to the younger generations, directly helping the company. Additionally, when older people are allowed to continue working, their companies may not need to find new employees, which would save a lot of time and resources.

4️⃣ Làm việc quá độ tuổi nghỉ hưu và ảnh hưởng kinh tế: Well, mình không phải dân kinh tế. Nhưng mình biết càng nhiều nhân công lao động active, đất nước càng có lợi. Mình nghĩ đơn giản là người già làm việc song song với người trẻ sẽ giúp đất nước sản sinh nhiều của cải hơn so với chỉ có người trẻ được làm việc (correct me if I’m wrong).
Suy nghĩ đơn giản nhưng cũng ra được 1 ý:

  • When people are allowed to stay in the workforce as long as they want, the nation would have more active working citizens. Therefore, the country may have more goods and services, which improves living standards and increases government revenue.

Tóm lại, với phát triển chiều ngang, các bạn nhìn vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, thể nào cũng ra được 1 hoặc 2 ý.

tìm ý tưởng khi thi ielts speaking và ielts writing
Chú ý khi luyện tập tìm kiếm ý tưởng khi thi IELTS

2. Tìm ý tưởng theo chiều dọc trong IELTS

Khác với chiều ngang (nhìn vấn đề từ nhiều góc nhìn, khía cạnh khác nhau nhưng cùng mức độ), chiều dọc sẽ đi tìm ý tưởng từ những cách nhìn từ nhỏ sang lớn. Thường mình sẽ nhìn từ “cá nhân (on the personal level), gia đình (familial level) → cộng đồng (communal level) → xã hội (societal level) → quốc gia (national level) → quốc tế (global level).

Ví dụ bài sau:
It is now possible for people to travel to remote natural environment, such as the South Pole. Do the advantages of this development outweigh the disadvantages? (Mọi người ngày nay có thể khám phá các địa điểm thiên nhiên xa xôi. Lợi hay hại nhiều hơn)

Mình sẽ đi từ góc độ nhỏ nhất: cá nhân – khách du lịch/ nhà khoa học,…
1️⃣ Cá nhân: Ở góc độ này, các bạn hãy thử đặt mình vào vị trí của bài viết – nếu đi Nam Cực các bạn sẽ thấy gì? Là mình, mình sẽ thấy lạnh, thấy sợ, thấy nguy hiểm.
Và thế là mình đã có 1 ý tưởng: Remote places may have extreme climates or predators, which could directly threaten the safety of travelers.

2️⃣ Với góc độ cộng đồng, hãy thử nghĩ “điều gì sẽ xảy ra nếu cả cộng đồng đều làm như vậy”. Với bài này, điều mình tự hỏi là “điều gì sẽ xảy ra cho một khu vực khi mọi người ồ ạt kéo tới?”. Loài người cần chỗ ở, vậy nên nhiều nhà cửa sẽ được xây thêm. Mà xây nhà thì mất đất, huỷ hoại cảnh quan môi trường. Nhưng đồng thời, việc có nhiều du khách cũng trực tiếp cải thiện cơ hội việc làm cho người dân địa phương (cái này có thể thấy rõ ở Đà Lạt hay Sapa nước mình). Thế là mình lại có 2 ý tưởng nữa để viết:

  • We should also consider the environmental impact caused by travelers and scientists. Humans need accommodations, and many tourist companies would build new houses and facilities to serve the visitors. This could damage the local environment, lead many animal species to extinction.
  • Tourists often spend huge amounts of money on accommodation or souvenirs. Therefore, they could help to create job opportunities and develop local economies.

3️⃣ Quốc gia/ Quốc tế: Với góc độ này, mình sẽ nhìn từ con mắt của một nhà chính trị gia. Ví dụ, khi nước A thấy nước B đang xây dựng cơ sở vật chất ở Bắc Cực, nước A chắc chắn cũng sẽ muốn xây dựng theo, từ đó sẽ có thể dẫn tới xung đột chính trị.

  • On a global level, when a country gets access to remote regions and build facilities there, other countries would normally want to do the same. Therefore, tension between nations may increase.

Tóm lại, với phát triển chiều dọc, các bạn nhìn vấn đề từ góc độ nhỏ nhất (cá nhân) tới rộng nhất (quốc tế). Các phát triển bài như vậy rất phù hợp với những dạng bài lợi/hại.

cách chấm IELTS Writing
Click hình để đọc thêm về cách người ta ra đề thi và chấm điểm IELTS Writing nhé!

3. Học IELTS Writing từ các bài mẫu

Các bài mẫu IELTS thì không thiếu trên mạng, nhưng các bài IELTS tốt khì không nhiều. Đa số các bài “band 9” trên mạng mình đánh giá chỉ 6.5. Vậy nên với tư cách là người học, mình rất chọn lọc bài để mà học, nếu không thì không những mất thời gian mà còn làm mình đi lệch hướng. Vậy tiêu chì gì mình có thể dùng để chọn lọc?

a) Task response.

  • Bài viết đã trả lời đầy đủ các câu hỏi trong bài chưa?
  • Bài viết đã có một quan điểm rõ ràng chưa?
  • Các ý trong bài đã được mở rộng chưa? (Người viết đã thuyết phục được bạn chưa?)
  • Kết luận đã rõ chưa? (Bạn còn hoang mang điều gì khi đọc bài hay không?)

b) Coherence and cohesion.

  • Các ý được sắp xếp một cách hợp lý chưa? Có sự tịnh tiến trong lập luận chưa?
  • Các từ nối đã được sử dụng hiệu quả chưa? Quá nhiều hay quá ít? Có những signpost cho người đọc chưa?
  • Mỗi đoạn đã có một ý chủ đề chưa?

c) Vocabulary

  • Bạn có hiểu từ vựng người viết dùng hay không?
  • Phong cách của từ vựng có trang trọng phù hợp không?
  • Người viết có sử dụng từ vựng cấp cao mà không có nhận thức về văn phong không?

d) Grammatical range and accuracy

  • Bài viết có đa dạng về cấu trúc ngữ pháp không? (câu đơn, câu ghép, câu bị động, câu chủ động, chủ ngữ giả, câu điều kiện,…)
  • Các câu theo một cấu trúc giống hệt nhau hay không?
  • Có lỗi ngữ pháp hay không?

Kết luận, mình biết Writing là kĩ năng khó, nhiều người còn bảo Writing là kĩ năng khó nhất trong IELTS. Mình đồng ý với điều này. Nhưng mình tin rằng vì nó khó, mọi người sẽ được thử thách và phát triển rất nhiều. Cá nhân mình khi học Writing, mình có thể tự tin nói rằng mình là người lập luận chặt chẽ, phản biện, và đa chiều hơn rất nhiều. Writing khiến mình bớt phiến diện, lòng vòng, hiệu quả giao tiếp của mình trong cuộc sống hằng ngày từ đó cũng lên rất nhiều.

Mình hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn một phần nào đó trong việc học. Nếu có câu hỏi gì thì comment ở dưới mình sẵn sàng giải đáp nha. Have a nice day mọi người.

Bạn có muốn DOWNLOAD 111 khóa học trọn bộ và Hàng ngàn bộ tài liệu IELTS, TOEIC chất lượng từ các tên tuổi lớn

X