Du học Canada ngành Kinh tế và con đường đạt 120.000$

Du học Canada ngành Kinh tế và con đường đạt 120.000$

Dạo này mình thấy nhiều bạn mới tốt nghiệp chật vật tìm công việc đầu sau khi ra trường, than thở sao Canada ít việc thế và liệu mình có chọn sai ngành không. Thật ra mình cũng dám cho lời khuyên cụ thể cho ai vì mình nghĩ mỗi ngành nghề và đặc biệt là mỗi người sẽ có một con đường đạt đến sự nghiệp mình mong muốn của riêng họ. Đây chỉ đơn giản là mình chia sẻ con đường của riêng mình, mình thì du học Canada ngành truyền thông, cùng một số điều mình nhận ra trên con đường này và hy vọng nó sẽ giúp ích cho ai đó 😊 Hope you’ll enjoy reading. Nếu thấy dài dòng các bạn cứ jump thẳng tới takeaways phía dưới cho tiện.

Job của mình là SFA cho một quỹ đầu tư tư nhân (PE), lương của mình $120,000++ (chưa tính bonus) và mình đã lăn lộn ở canada tầm 10 năm. Nói nghe cho ghê vậy chứ mình qua lúc ~17-18 tuổi nên chỉ có khoảng 4 năm kinh nghiệm đi làm thôi. Mình may mắn là tiếng anh vào dạng khá nên có thể giao tiếp tốt với người bản xứ. Mình thấy ngành này ít sự hiện diện của người việt; một phần có lẽ là do văn hóa và sự khó xâm nhập vốn có của ngành này nên mình cũng có chia sẻ một số kinh nghiệm cho các bạn đang đi học trong trường ở phía dưới – hy vọng nó sẽ giúp bạn trên con đường xin việc sau này khi tốt nghiệp.

du học canada

Nền tảng du học Canada và câu chuyện xin việc của mình

Trước hết mình sẽ nói về background, mình sang Canada tầm 2013 sau khi tốt nghiệp. Mình học econ & math ở một trường Đại học ở Canada. Tốt nghiệp thì thực sự mình cũng không có khái niệm là muốn làm gì; uh thì chung chung là business hay tài chính hay investment hay tốt hơn là quant hay gì đó “cũng tạm đc”. Cũng mơ mộng lắm. Lúc đi học thì mình hoàn toàn lo học (hay lo chơi thì đúng hơn vì bài ở đây so với ở VN thì ở đây khá dễ – nếu bạn có thể hội nhập được bằng tiếng anh) và không chăm chú gì đến khả năng tìm việc trong tương lai cũng như việc networking cho những năm cuối kỳ.

Long story short thì tất nhiên không ai gọi mình đi phỏng vấn cả, ghosted 100%. Sau tầm 3 tháng không có việc, chu cấp cũng gần cạn, nản chí và ko biết phải bắt đầu từ đâu nên mình xem đến các job có requirement thấp hơn. Lúc này mình cũng không có kế hoạch career plan cụ thể gì, nhưng mình ý thức được là mình cần một big name để hỗ trợ việc xin việc sau đó/sau công việc mà mình hay gọi là “stepping stone” này. Sau tất cả thì cũng có một công ty gọi mình đi phỏng vấn, đó là BMO call centre – công việc là một tổng đài viên. Job lúc bấy giờ (~2017) chỉ yêu cầu chung chung (không cần ngành nào cụ thể, college dip hay uni đều ok và không cần kinh nghiệm đi làm chỉ cần customer service skill), lương $18/h full time (+$2 cho night shift).

Có lẽ nhiều người nghĩ tổng đài viên khổ hơn bank teller, nhưng sự thật là bank teller tình hình còn tệ hơn (literally min wage và phải rotate branch thường xuyên). Từ ngày đầu vào training cho call centre thì mình đã nhận ra là mình cần get out; bằng chứng là có 2-3 người sau ngày đầu mình đi train thì không còn gặp nhau lần 2 nữa, ghost công ty luôn. Việc ở call centre thực ra rất tốt để build communication skill vì bạn gặp tất cả loại người, từ tất cả vùng miền ở canada trong cuộc gọi. Đồng nghiệp thì (vào lúc này) cũng rất ư là đa dạng; từ rất nhiều background – có người thì học communication studies ra không có việc nên làm lấy kinh nghiệm, có người thì lúc trước làm trưởng phòng ở Ấn Độ nhưng qua đây làm lại từ đầu; người thì từng làm Bell compensation analyst nhưng về TQ trong 1-2 năm nên giờ quay lại Canada làm việc này cho vui, đỡ ở nhà chán.

Đọc thêm:  So sánh giữa GTA và Sài Gòn - Những điều du học sinh cần biết

du học canada

Tại đây ngoài trau dồi khả năng giao tiếp, mình còn biết thêm về các letters của các ngành (again khi mình đi học DH chả ai nói gì nên mình cũng chả biết sự tồn tại của letters). Cơ bản nó là các certificates có thể học thêm sau đại học, như CFA, CPA, CFP, CAIA, FRM v.v. (rất rất nhiều- Professional Designations | Academic Advising & Career Centre (utoronto.ca)). Trong 8 tháng làm ở đây mình vẫn không ngừng apply việc khác (đồng thời trau dồi kiến thức chuyên môn mà mình thích – mình thích đầu tư và cái này thì cơ bản không có một trường hay program nào có thể / chuyên dạy về thứ này; trừ phi may ra mấy cái master học theo course chứ không phải làm thesis mắc vô lý ở u of t hay đâu đó); việc kế tiếp mình hướng tới là việc chuyên sâu và trau dồi kĩ năng chuyên môn (accountant / analyst gì đó).

Cuối cùng sau đó mình cũng kiếm được một việc là fund accountant ở RBC – dù không có 1 tí kiến thức accounting. Nên mình muốn nhấn mạnh là nếu bạn có đam mê thì hãy cứ học thêm về nó trong thời gian rảnh. Nó là một điểm mạnh vô cùng lớn khi đi pvan hay networking – cho ngta thấy đc đam mê của bạn và bạn biết bạn đang nói về cái gì hay thậm chí là show đc mình muốn học thêm cái gì và ham muốn học hỏi của bạn. Cụ thể là mình có đứa bạn học chuyên accounting, đang học thêm CPA, và nó rớt việc fund accountant này. Vì dù bạn giỏi nghiệp vụ accounting nhưng với việc làm về đầu tư, thì người ta vẫn ưa thích người có đam mê đầu tư hơn là người có kiến thức nghiệp vụ (nghiệp vụ có thể dạy còn đam mê khó đào tạo).

Nói thêm lúc này skill mình chẳng có gì cả, ai không học kinh tế & math thì có lẽ không biết nhưng math thì hoàn toàn vô nghĩa cho đời sống hằng ngày (vô làm không ai bắt mình chứng minh 0 x a = 0 cả) còn học kinh tế thì đi ngồi chém gió là chính vì tới giờ các nhà kinh tế vẫn chia 5 xẻ 7 không ai có thể thực sự chứng minh định lý mình đúng mãi mãi mà nó đúng theo từng thời kỳ. Lúc đầu, họ offer cho mình mức lương minimum trong range là $45k, mừng quá mình accept luon (vì call centre trả ~35k). Làm đc hơn 1 năm, may thay lúc này mình đã có PR, và mình tự học thêm CFA. Sau khi mình thi đậu CFA lv 1 thì có một quỹ đầu tư về hưu lớn ở Canada gọi đi phỏng vấn việc operations analyst (mình tạm gọi là glorified fund accountant).

điều kiện du học mỹ

Nghiệp vụ rất giống nhau nhưng operations chuyên về việc “vận hành” của một khoảng đầu tư. Đây chắc là công việc cột mốc đầu tiên của mình. Quỹ rất to – đồng nghĩa lương rất thấp (so với mặt bằng chung – khởi điểm của mình là 65k, tăng dần đến 90k trong tầm 2 năm vì làm việc tốt: lương tăng hơn 4%/năm là hiếm). Trong công việc mới này thì ưu điểm lớn nhất chắc là nó là một quỹ lớn; không ai không biết nó là ai. Làm với Goldman hay JPM nó cũng phải nể nang tí đỉnh nên mình thấy may mắn khi kinh nghiệm thì không có nhưng người ta vẫn thuê mình. Một phần lớn mình nghĩ là do mình cho họ thấy được đam mê trong lần phỏng vấn; một phần nữa có lẽ là do bà sếp, 3 team member khác và director mới của team cũng từng làm trong RBC. Thêm nữa là công ty này đã trả mình tiền học CFA – 4k / năm tiền học và 1k / năm tiền thi (nếu bạn muốn học CFA có thể tự học và trả tiền thi là 1k/ năm thôi), nên mình thấy mình mắc nợ công ty nhiều. Sau đó thì mình có CFA lv 2 đang chuẩn bị thi lv 3 thì có quỹ tư nhân (PE) gọi phỏng vấn và đạt lương như hiện tại. Cũng không có gì nói thêm vì đoạn sau này thì kinh nghiệm build up từ từ là chuyện dĩ nhiên.

Ok, bây giờ mình sẽ nói về take-aways:

Nên học gì ở Canada? Ngành nghề/Đam mê? Communication?

Như mình nói ở trên, mình không dám mạo muội để bị nói là đi “dạy đời” ai hay khuyên các bạn nên chọn ngành nào nghề nào. Mình nghĩ, và nghe rất nhiều người đồng nghiệp từng quen trong nhiều lĩnh vực chia sẻ, là dù ngành đó có nhiều tiền cỡ nào, nếu bạn không có đam mê thì không thể dành 10-20 năm cuộc đời cho nó được. Nói vậy thì quá vô tâm vì ai mà chả cần tiền… Nói vậy thực ra ý tức là bạn nên chỉ dành 3-5 năm cuộc đời cho nó 😊 Rất nhiều người dành chỉ 5-10 năm cuộc đời cho ngành tài chính và nghỉ hưu sớm hay đổi ngày sớm vì áp lực công việc lớn và nhiều nỗi lo không đáng có trong ngành.

Đọc thêm:  Làm thế để chọn trường du học đúng đắn? Du học ở Canada

Tức là ý mình là các bạn nên có một kế hoạch sự nghiệp (career plan) cụ thể. Nếu các bạn muốn việc trả cao hay thậm chí là trả vừa hay ít (i.e. chỉ cần việc ngay lúc này), hãy nhận ra là có thể đó không phải là việc mình thích và việc này hoàn toàn bình thường với nhiều người. Hay xem đây là một việc “Stepping stone”. Thế thì việc stepping stone này các bạn hãy ít nhất là ráng để nó có tí liên quan tới việc mà các bạn muốn hướng đến sau này. Chọn những việc có tons of transferrable skills (ví dụ customer service/sales như call centre nhưng làm cho call centre công ty bạn muốn làm cho – ví dụ mảng communication thì là bell, chính phủ thì là CRA – entry lv cho CRA hình như 100% là call centre nếu như h họ vẫn chưa đổi structure này; hoặc cách job business development interns – sales, hay data coop student hay intern cho các công ty lớn về công nghệ / nghang). Mình nghĩ retail khá khó đổi ngành nên nếu được thì các bạn ráng liên tục apply (mình biết là khó – been there done that) trong lúc các bạn đang đi làm các việc này; liên tục gọi người khác ra networking coffee chat. Nếu communication skill (hay kĩ năng tiếng anh) là một cản trở thì đừng ngại trau dồi thêm, không cần bạn nói tiếng anh chuẩn mà bạn phải nói tiếng anh tự tin. Người ta không nghe được tiếng anh mình nói là do người ta nghe dở, không phải do tiếng anh mình dở – hãy nghĩ như vậy khi giao tiếp.

Một vấn đề nữa về đam mê đó là nó là một động lực quan trọng có thể giúp bạn gây thiện cảm rất tốt trong interview. Mình từng interview nhiều ng tự xưng là đam mê ngành đầu tư và kinh nghiệm đầy mình nhưng khi nói chuyên sâu thì thực chất là không biết gì cả và chỉ nổ. Không có vấn đề về việc nổ trong resume, nhưng ít nhất phải có một ví dụ gì đó là bạn có đam mê: e.g. bạn đã dành thời gian đọc sách này, theo thời sự kia, hoặc thậm chí là câu thừa nhận như bạn tưởng bạn biết vấn đề đó nhưng hóa ra không phải vậy và bạn có thể giải thích từ góc nhìn bạn cho tôi nghe để hiểu thêm được không? Đây là những thứ mình rất thích thấy trong interview vì làm sao một ng chưa đi làm có thể hiểu quá sâu chuyên môn được; nhưng quan trọng là bạn chân thật và cho ngta thấy được đam mê học hỏi.

nỗ lực ảo

Nói tới đay thì mình phải nói về việc lấy được cái interview đó. Ngành mình thì thường không cần cover letter và cũng ít nhà tuyển dụng xem cover cho ngành này. Chủ yếu là resume – resume chỉ cần đúng keywords thì sẽ nói chuyện được với HR và sau đó là manager nếu trả lời tốt với HR. Mình công nhận Canada dạo gần đây càng ít việc entry level hơn. Các bạn mới ra trường chắc sẽ chật vật còn hơn mình lúc trước. Nhưng các bạn ráng đừng bỏ cuộc – ít nhất là với đam mê của các bạn. Hãy cứ apply và khi một lúc nào đó, có một việc nào đó, mà nó không còn một qualified candidate nào nữa mà họ rất cần nhận lực vào lúc đó thì bạn sẽ đc gọi đi phỏng vấn. Nếu lúc đó xảy ra thì hãy nhớ ý phía trên và thể hiện đam mê ngút trời cho ngành.

Nên làm gì trong lúc đi du học?

Hãy chịu khó tham gia hội nhóm liên quan đến ngành. Mình biết nhiều bạn còn bận làm thêm trang trải cuộc sống và việc hội nhóm không có kiếm thêm được đồng thu nhập nào nhưng nó sẽ góp phần rất lớn cho việc tìm việc sau này của bạn. Hãy thiết kế một kế hoạch giao du hợp lý để bạn có cơ hội đc exposed với người trong ngành hay người sẽ làm trong ngành bạn thích ở một thời điểm sớm như là trong lúc bạn đi học.

Đọc thêm:  Nơi nào đáng sống định cư ở Canada - Những con đường định cư mới cập nhật

Với ngành đầu tư, hãy nghiên cứu các university endowment, hầu hết các fresh IB entry level đều có kinh nghiệm làm uni endowment. Mình chưa từng làm nhưng nghe đồng nghiệp nói thế và mình rất tiếc việc đã phí phạm thời gian mà không đầu tư vào tương lai từ khi còn trong ghế nhà trường như vậy.

Lập kế hoạch nghề nghiệp như thế nào?

Mình nghĩ tốt nhất là nếu trường bạn có một career advisor có thể liên lạc và hỏi họ kinh nghiệm hay take một free course gì đó về career plan. Lúc trước trường mình có một course như vậy và họ dạy khá nhiều thứ: từ kĩ năng trả lời pvan đến thiết kế resume ra sao và mức “chém” trong resume thế nào là hợp lý, vì nó ảo quá đáng thì không ai xem ra gì, còn chân thực quá thì auto vào sọt.

Đối với mình thì career là một quá trình, còn job là một công việc cụ thể ở một thời điểm cụ thể. Tức là các công việc mình làm trong cả đời là career của mình – và hiếm career của ai như nhau, trừ những người đời trước có thể là làm 1 việc cả đời. Các job mang lại cho mình một giá trị gì đó, như transferrable skills (nghĩa là kĩ năng mà theo mình suốt các việc mình làm kể cả sau này), nhưng không phải là trực tiếp đúng ngành hay đam mê, thì là “stepping stone” / bước đệm cho tương lai sau này.

định cư canada

Hãy chọn những kĩ năng bạn cần, phối hợp với một công ty trong industry bạn muốn làm (như là Retail, F&B, Investment, Shipping hay Supply Chain, Medicine/Pharmacy, hay IT/Communications), khi tìm kiếm công việc đầu tiên / 1-3 việc bước đệm sau đó. Việc nào mình phải chọn để trang trải thì xác định là trang trải, tận dụng skills học đc trong việc đó và vẽ ra câu chuyện để biến việc đó thành một việc bước đệm (trong lần phỏng vấn của bạn). Ví dụ ai hỏi why do you want to work here after working as a barrista for Real Fruit? Bạn có thể trả lời thật là it’s just a job I took when I was in school to earn extra money but while working there I always spent some extra hours after work studying for xyz, hoặc bạn có thể trả lời là communication skill has always been a challenge that I needed to work on so while earning some extra cash in that job I was also hoping to improve my communication skill. Thật ra tính cách mỗi người khác nhau nên bạn chọn bất kì câu trả lời nào ở trên đều đc. Cá nhân mình không nghĩ câu nào hơn câu nào mà thích sự chân thành hơn.

Tâm sự thêm

Hãy chiến lược với kế hoạch chọn việc và đi làm của bạn nếu bạn thực sự đam mê. Nếu bạn không có đam mê, hãy đi tìm nó, và trong lúc đi tìm nó thì hãy chọn mục tiêu cho career plan của bạn là kiếm nhiều tiền. Nhiều người nghĩ việc tiền nhiều nghĩ là việc tốt việc hay nhưng có lẽ nó chỉ nhiều tiền vì một lí do thị trường nào đó: ngành khó thâm nhập hay ngành đang đc xã hội cần. Việc này không có nghĩa là đam mê của bạn sai, nó chỉ không được xã hội đặt giá cao ngay lúc này thôi.

Mình đã đi làm tức là mình muốn kiếm tiền. Thế thì cứ trung thực với chuyện đó mà lập ra một kế hoạch để khiến bạn kiếm nhiều tiền hơn đi – tức là đừng trung thành với một công ty mà hãy nhảy khi có việc lương cao. Hãy nâng cao kĩ năng bằng cách học thêm điều mà ngành đang cần. Nếu không biết cái cần học thêm này là gì thì đi coffee chat với người trong ngành (bất kể tây ta) và hỏi họ là ngành đang cần gì và tôi nên chú tâm trau dồi kĩ năng technical nào.

Hy vọng các bạn có thể tìm được việc mong muốn cũng như vươn đến mức lương mà mỗi người đều đáng nhận được chứ không phải đi vài nỉ van xin các công ty.

Bạn có muốn DOWNLOAD 111 khóa học trọn bộ và Hàng ngàn bộ tài liệu IELTS, TOEIC chất lượng từ các tên tuổi lớn

X