Như tiêu đề bài viết, bài này không tập trung chia sẻ cách học mà chia sẻ các bài học và kinh nghiệm trong quá trình ôn tập IELTS của bản thân. Mình vừa thi lại IELTS sau quá trình luyện tập dài và đạt 8.0 overall vào 15.10 vừa rồi. Mặc dù, số điểm so với các thầy cô khác không cao nhưng đó cũng là nỗ lực của bản thân. Tuy nhiên, sau khi đạt được số điểm này thì mình nhận ra rằng QUÁ TRÌNH luyện tập còn quý hơn tất cả. Dưới đây là các bài học mình rút ra được khi ôn luyện. Hy vọng sẽ giúp các bạn phần nào vững tin khi đi thi.
1. Đừng nhầm sự tự tin với sự chủ quan. Nếu bạn làm bài ở nhà mà điểm cao, điều này không có nghĩa đi thi cũng như vậy. Mình đã quá chủ quan trong lần thi vào tháng 03 (bảng điểm 1). Không thèm ôn tập và tập trung vào 2 kĩ năng còn lại. Và kết quả chỉ đạt 7.5 cho cả R và L, so với 8+ ở lần thi tiếp theo.
Có câu nói ‘There is no such thing as over preparation’ (tạm dịch: không có cái mà được gọi là chuẩn bị quá mức). Hãy cứ chăm chỉ, mỗi ngày 1 bài R hoặc L, bạn sẽ chắc chắn sẽ làm được bài khi đi thi.
2. Whatever happens, happens (tạm dịch – những gì sẽ xảy ra thì sẽ xảy ra). Ý của câu này là bạn k thể kiểm soát được điều gì sẽ xảy ra. Và đằng nào nó cũng xảy ra nên hãy tập trung và nỗ lực bản thân thay vì lo đề khó hay dễ.
Có tin đồn rằng thi gộp cùng General IELTS sẽ dễ hơn, hoặc thậm chí có bảng ghi danh sách những ngày thi khó và dễ để đăng kí. Bạn đừng bh tin vào nó vì chẳng có ai kiểm chứng cả. Đề khó hay dễ tùy thuộc vào người học chứ k phải đề.
Thế nên, trước ngày thi ngủ đủ 7-8h, ăn sáng ngũ cốc và 1 chút sữa tươi (tránh ăn quá nhiều tinh bột hấp thụ nhanh như cơm hay phở). Tự nhủ mình đã học tốt và sẽ làm hết sức. Tinh thần là quan trọng.
3. Cái gì cũng có giá của nó. Để lên điểm Writing từ 7 -> 8, thì mình đã mất rất nhiều công sức nghiên cứu cũng như thử nghiệm các cách viết khác nhau. Có rất nhiều bài mẫu của các thầy cô rất giỏi nhưng bạn có thể k dùng được. Nó cần hợp văn phong và cách tư duy của từng người. Do vậy việc chọn người có giọng văn phù hợp là rất cần thiết.
Ngoài ra, mình luôn nghĩ rằng nếu bạn viết 1 số lượng đủ nhiều thì kĩ năng của bạn sẽ lên. VD: 20 bài thì đạt 6.5; 35 bài đạt 7.0… Tổng số bài mình tự viết để luyện kĩ năng là gần 60 bài (task 2) và gần 40 bài (task 1). Khi chấm điểm từ các ex-examiner thì điểm giao động 8.0-8.5 khi làm ở nhà.
Tuy nhiên, đợt thi gần nhất, khi ra khỏi phòng, mình đã biết là k thể đạt 8W vì mình mất 2 luận điểm chưa làm được ở tiêu chí chấm. Nhưng ít nhất, mình biết đang đi đúng hướng.
Về phần viết thì mình sẽ có bài riêng chia sẻ về cách luyện tập. Vì sau khi đã hiểu ra các tiêu chí giám khảo tìm kiếm, mình nhìn lại có quá nhiều vấn đề các bạn học viên được dạy nhưng hoàn toàn sai.
4. Đừng ngại hỏi sự trợ giúp. Đây là phần quan trọng nhất. Kể cả khi các bạn đã học ở những trung tâm hay thầy cô riêng, bạn cũng nên hỏi những người có kinh nghiệm và xin lời khuyên. Tất nhiên, k phải lời khuyên nào cũng có thể áp dụng nhưng có còn hơn không.
Bản thân mình đã inbox rất nhiều thầy cô rất giỏi và xin lời khuyên về bài viết. Mình đã rất bất ngờ nhiều thầy cô sẵn sàng đưa feedback hữu ích để mình hoàn thiện hơn. Nếu mình k hỏi thì chắc chẳng bh hiểu được cần phải làm gì để hiểu giám khảo.
Đó là 1 vài bài học mình có được trong suốt quá trình ôn luyện gần đây. Hy vọng sẽ giúp mọi người tự tin hơn khi đi thi.
cre: Ryan