Những lời khuyên trực tiếp từ Hội Đồng Anh khi thi IELTS Speaking

Những lời khuyên trực tiếp từ Hội Đồng Anh khi thi IELTS Speaking

IELTS Speaking luôn là phần thi tâm lý nhất với hầu hết rất nhiều bạn, vì không chỉ kỹ năng nói và cả phần nghe của bạn cũng khá là quan trọng để đảm bảo bạn trả lời đúng trọng tâm câu hỏi. Như mình đã nói rất nhiều lần, bạn muốn nghe tốt thì bạn phải phát âm tốt, vì vậy nếu còn vấn đề gì khi nghe hãy cố gắng luyện tập thật nhiều nhé. Bạn chỉ có 11 đến 14 phút để vận dụng những gì đã học thể hiện trong bài thi. Chúng ta sẽ tìm hiểu những bí quyết giúp bạn bắt đầu bài thi một cách suôn sẻ nhất.

CÁC BỘ CÂU HỎI

Phần 1 bài thi nói kéo dài bốn đến năm phút. Có ba bộ câu hỏi, mỗi bộ gồm bốn câu hỏi, tổng cộng có 12 câu hỏi. Với bộ câu hỏi đầu tiên, giám khảo sẽ hỏi bạn câu hỏi về các chủ đề quen thuộc như gia đình, công việc hay học tập. Bộ câu hỏi thứ hai và ba sẽ liên quan đến các chủ đề như thời tiết, sở thích, kiểu tóc, màu sắc, trang phục.

NGỮ PHÁP

Phần 1 bài thi nói không đòi hỏi thí sinh phải sử dụng đa dạng các thì trong tiếng Anh. Tuy vậy, bạn nên chuẩn bị để có thể sử dụng thành thạo thì hiện tại đơn, quá khứ đơn, tương lai đơn và thì hiện tại hoàn thành. Lúc này bạn nên đặt sự lưu loát và phát âm chính xác nhiều hơn về mặt ngữ pháp nhé.

website luyện nói tiếng anh ielts speaking

TỪ VỰNG

Trong phần thi này, bạn sẽ cần sử dụng từ vựng hàng ngày và chưa cần dùng đến từ vựng học thuật. Điểm mấu chốt chính là dùng từ phù hợp với câu hỏi. Câu hỏi trong phần một mang tính thân mật, vậy nên từ ngữ bạn sử dụng cũng cần phù hợp.

Đôi khi, thí sinh cố gắng sử dụng từ vựng quá ‘đao to búa lớn’ hoặc quá học thuật chỉ để chứng tỏ vốn từ vựng của mình. Bạn không cần phải làm như thế. IELTS không phải bài kiểm tra từ vựng. Bài thi nói IELTS kiểm tra năng lực nói tiếng Anh của bạn. Hãy hình dung xem, liệu khi nói chuyện với bạn bè, bạn có sử dụng những từ ngữ quá học thuật không?

Nếu bạn đã luyện tập sử dụng thành thạo thành ngữ trong quá trình luyện nói hãy cố gắng sử dụng chúng trong bài thi nói của bạn. Tuy nhiên, đừng gắng gượng sử dụng thành ngữ bằng mọi giá. Giám khảo dễ dàng nhận biết bạn đang sử dụng các thành ngữ một cách tự nhiên hay gượng ép.

#1 TÂM THẾ KHI THI PHẢI LUÔN BÌNH TĨNH

Rất có thể khi mới bước vào phòng, tim bạn sẽ loạn nhịp. Điều này là tự nhiên. Việc kiểm soát phản ứng cảm xúc và thể chất của bạn đôi khi là một nửa quyết định thành công. Vì vậy, trước khi bắt đầu, hãy hít thở sâu hai đến ba lần để nhịp tim trở lại bình thường trước khi bắt đầu thi. Mình thường tự nói với bản thân, cái gì cũng sẽ qua thôi, mười mấy phút qua cái vèo ấy mà, hãy nhìn mọi thứ với một tâm thái hết sức an yên nhé. Vì chúng ta luôn có cơ hội để làm lại mà, đâu phải thi 1 lần điểm thấm là chấm hết, cứ cố hết mình xem sao.

#2 LÀM CHỦ KHÔNG GIAN PHÒNG THI

Khi bạn vào phòng thi, bạn chỉ cần chú tâm vào phần nói của mình. Giám khảo sẽ hướng dẫn bạn các bước cần thiết của bài thi. Vì vậy, đừng quá lo lắng. Việc quan sát toàn bộ phòng thi nó sẽ làm giảm căng thẳng cho bạn, thay vì chỉ tập trung nhìn giám khảo, nhìn mấy thầy cô chỉ gây thêm áp lực cho nên bạn cần phân tán tư tưởng ra trước khi bắt đầu tập trung lại nhưng cũng đừng tập trung quá nhé, nó sẽ làm suy nghĩ của bạn bị cứng

#3 KHÔNG NÊN HỌC THUỘC LÒNG CÂU TRẢ LỜI

Giám khảo luôn nhận biết được bạn có học thuộc câu trả lời hay không. Họ được đào tạo như các nhân viên FBI để có thể phát hiện bạn đang nói xạo hay có vấn đề gì  dựa trên tốc độ đọc, sự mất tự nhiên khi nói,…Cho nên đừng học thuộc lòng. Điều quan trọng là bạn cần nói tự nhiên. Học thuộc lòng không giống nói tự nhiên và điều này sẽ được thể hiện trong điểm số của bạn. Nhưng…lại nhưng, ý mình là không nên học thuộc lòng cả chủ đề, hay cả đoạn mẫu nào đó, mà bạn nên thủ cho mình một kho các câu nói có thể nói trong bất cứ hoàn cảnh nào, chủ đề nào ấy, và khi thi chỉ cần thêm 1 câu trả lời theo quan điểm của bạn về vấn đề đó thôi.

#4: TRẢ LỜI ĐÚNG TRỌNG TÂM CÂU HỎI

Đôi khi thí sinh quá căng thẳng đến nỗi quên mất phải trả lời câu hỏi. Thí sinh có khả năng nói nhưng lại loay hoay với chủ đề được hỏi. Đừng để bản thân rơi vào trường hợp đó. Hãy lắng nghe thật kỹ và chú ý trả lời câu hỏi của giám khảo. Hãy có 1 câu kết luận bày tỏ đúng quan điểm của bạn về chủ đề được hỏi.

#5 ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA CÂU TRẢ LỜI CÓ QUAN TRỌNG

Đôi khi học sinh cảm thấy rằng họ cần phải đưa ra một câu trả lời tích cực hoặc khẳng định cho mọi thứ. Nhưng đó không phải giống với cuộc sống thực tế và bài thi IELTS cũng như cuộc sống thực vậy. Trung thực là điểm mấu chốt.

Trong IELTS SPEAKING Bạn cần phải nói đúng đến mức độ nào mới đạt yêu cầu (1)

#6 CÂU TRẢ LỜI KHÔNG CẦN QUÁ DÀI, CŨNG KHÔNG NÊN QUÁ NGẮN

Thông thường, bạn cần trả lời bằng một đến hai câu. Câu trả lời Yes/No không được chấp nhận trong phần thi này. Quy tắc cơ bản đó là hãy trả lời thẳng vào trọng tâm câu hỏi, sau đó thêm một số thông tin liên quan. Ví dụ:

Câu hỏi: Do you prefer to study alone or with others?
Trả lời: I prefer to study alone (direct answer) because then I can focus more to get more work done (extension).

Cuối cùng, hãy không ngừng luyện tập. Hãy tìm một người bạn và cùng nhau luyện tập. Tự ghi âm, thực hành trước gương, cách nào cũng được miễn là bạn có cơ hội luyện tập thật nhiều.

#7 CÓ NÊN HỌC HẾT MỌI CHỦ ĐỀ CÓ THỂ XUẤT HIỆN TRONG BÀI THI?

Bạn không biết mình sẽ được hỏi những câu hỏi nào, nhưng điều đó không quan trọng. Tất cả các chủ đề có thể liên quan đến cuộc sống của bạn theo một cách nào đó. Vì vậy, tất cả những gì bạn phải làm là nói về những trải nghiệm cá nhân.

#8 LÀM GÌ KHI GIÁM KHẢO NGẮT LỜI BẠN?

Giám khảo IELTS phải tuân thủ và đảm bảo thời lượng thi. Vì thế họ có thể ngắt lời khi bạn đang trả lời.
Đối với nhiều thí sinh, khi bị ngắt giữa chừng, họ sẽ cho rằng do họ mắc lỗi trong khi nói. Thế nhưng bạn đừng quá lo lắng. Khi giám khảo dừng bạn lại, đó không có nghĩa là họ đang đánh giá không tốt khả năng nói của bạn. Đơn giản đó chỉ là quy trình của bài thi IELTS.

Nếu câu trả lời của bạn cho câu hỏi là không thì bạn cứ thoải mái nói như vậy và như đã nói, hãy củng cố ý kiến của bạn bằng một chút lý luận hoặc một số ví dụ.

#9 ĐỪNG NGẠI HỎI LẠI NẾU BẠN KHÔNG NGHE ĐƯỢC CÂU HỎI

Việc hỏi lại khi không nghe được là hoàn toàn bình thường nha, nhưng hỏi làm sao cho nó đừng sổ sàng quá hoặc đơn giản quá thì cũng là cả nghệ thuật ấy. Bạn có thể xem lại các bài viết của sharenha về IELTS Speaking để tìm được cách tối ưu nhất khi đi thi nhé.

 

Bạn có muốn DOWNLOAD 111 khóa học trọn bộ và Hàng ngàn bộ tài liệu IELTS, TOEIC chất lượng từ các tên tuổi lớn

X