Phúc khảo IELTS có nên hay không? – Trong lần thi IELTS gần nhất, mình đã đạt 9.0 Speaking. Niềm vui khi đạt được sau 7749 lần trả gần 4 củ 750 ngàn cho combo tẩy bút chì là điều không phải bàn cãi, tuy nhiên bài viết này mình không nhằm mục đích chia sẻ kinh nghiệm đạt 9.0 như hằng hà sa số các bài post khác trên các diễn đàn. Điểm 9.0 lần này làm mình trăn trở rất nhiều về các giám khảo chấm thi, những người cầm cân nảy mực, quyết định tương lai và vận mệnh của các sĩ tử IELTS…vì mình đã phải làm phúc khảo IELTS.
Mặc dù mình có 1 lần được 9.0 và rất nhiều lần 8.5 speaking, nhưng sự thật là không phải lúc nào điểm speaking của mình cũng phản ánh đúng performance. Cụ thể, ngày thi trước mình được test speaking với một giám khảo gốc Ấn. Bữa đó mình đã rất tự tin với ideas và vocab ngày hôm đó tới mức mình còn khoe với bạn mình lần này sẽ được 9. Đó là vì sao gần như cả thế giới của mình như sụp đổ khi nhận điểm 7 độc lạ Bình Dương 5 ngày sau khi thi. Là 1 GV luyện thi, mình đã rơi vào khủng hoảng bản sắc (identity crisis) trầm trọng và tự đánh gục bản thân trong 1 mớ các câu hỏi như “không biết thực sự năng lực đánh giá của mình có còn chính xác như mình nghĩ?” hay “liệu mình còn xứng đáng đi dạy hay không?”.
Mặc dù điểm overall của mình lúc đó cần lên 1.5 để tăng 0.5 overall, mình vẫn quyết định bỏ 2.3 triệu đăng kí phúc phảo, vì chỉ có như vậy mình mới cam tâm. Sau 7749 nén nhang và những lời nguyện cầu ông bà, mình đã nhận được email tăng 1.5 band từ 7.0-8.5 của hội đồng Anh, trút bỏ hàng tấn gánh nặng, sự ngờ hoặc và tủi hổ. Cảm xúc mình vỡ òa trong sung sướng, dù vẫn còn rất nhiều ấm ức. Các đồng nghiệp và học sinh của mình cũng chia sẻ với mình nhiều câu chuyện về vị giám khảo đó, thường là những trải nghiệm tiêu cực và chấm gắt, nhưng không phải ai cũng có thời gian hay tài chính để phúc khảo. Performance của mình lần được chấm 7.0 và lần được 9.0 gần đây không thực sự khác nhau quá lớn, nên mình không cam tâm trả gần 5 triệu chỉ để nhận được những đánh giá không chính xác và chủ quan, và không một lí do cá nhân có thể thỏa đáng được sự tắc trách chấm lệch đến 1.5-2.0 điểm như thế này. Tui tức quá mà tui ra luôn clip đó các má (mình sẽ đăng clip lên fb cá nhân, hẹn tuần tới hen).
Để giúp mọi người không gặp phải những câu chuyện thương tâm như mình, mình đã tổng hợp 1 số điều quan trọng mà tất cả những thí sinh IELTS có thể làm nhưng không phải ai cũng biết:
Contents
1. Đổi giám khảo ngay trong lúc thi.
Những lần thi sau đó làm mình không có trải nghiệm tệ như vậy với examiner nữa, nhưng mình luôn có một sự cẩn trọng hơn với người ngồi đối diện mình trong phòng thi. Mình để ý nhiều hơn tới điệu bộ, cử chỉ và thái độ của họ những lúc mình nói. Mình biết giám khảo không có nghĩa vụ phải luôn luôn vui vẻ hay make eye contact với thí sinh, nhưng sự lạnh lùng khác với thờ ơ. Nếu thấy giám khảo có biểu hiện không đúng mực, hãy xin các giám thị/bộ phận chăm sóc khách hàng đổi giám khảo ngay sau khi thi xong và đưa ra lý do thỏa đáng.
2. Phúc khảo IELTS nếu cảm thấy điểm không phản ánh đúng performance của mình
.
Nếu bạn biết bạn làm tốt hơn so với điểm dự kiến, đừng ngại bỏ ra 2.350.000 tiền phúc khảo, vì nếu bạn lên chỉ 0.5 band, bạn sẽ được hoàn tiền. Cách làm siêu nhanh và đơn giản. Đến văn phòng BC / IDP lấy bảng điểm về và xin luôn form phúc khảo (nhớ lấy các thông tin như SBD hoặc mã cơ sở thi trên bằng). Sau đó mỗi ngày về thắp 1 nén nhang trong 2-3 tuần là có kết quả liền. Tuy nhiên bạn cần nắm chắc kiến thức về các ưu cầu của từng tiêu chí chấm điểm để biết mình có thực sự tệ / tốt như điểm final không nhé.
3. Xin breakdown speaking và writing.
Để chắc chắn hơn về quyết định phúc khảo hoặc rút kinh nghiệm cho những lần thi sau, bạn cũng có thể xin điểm chi tiết cho 2 kỹ năng nói và viết ( Vd Nói sẽ có 4 tiêu chí Phát âm, Từ Vựng, Ngữ pháp, Trôi chảy và mạch lạc). Cách thực hiện cũng không có gì độc lạ: Sau khi lấy bằng, bạn điền online form (check comment nha) và đợi 15-21 ngày như phúc khảo. Lưu lại luôn những email hỗ trợ thắc mắc nếu bạn xin breakdown của BC nha (dưới comment lun).
4. Đăng kí khung giờ thi IELTS sớm.
Nên chọn các khung giờ thi sớm trong khoảng 9h-10h sáng hoặc 2h-3h chiều (nếu bạn đăng kí thi computer-based) để tránh trường hợp giám khảo chấm gắt hơn do đã quá mệt vì phải test 7-8 thí sinh trước đó. Lúc đó họ khó mà có thể hào hứng lắng nghe bạn kể chuyện và chuyển sang bắt lỗi mode rồi. Trong lần được 9.0 vừa rồi, mình cũng cố tình đăng kí thi vào đầu giờ chiều 😃 Nhớ đăng kí sớm để còn nhiều lựa chọn nhé. Còn nếu bạn thi giấy và không nhận được khung giờ thi như ý, bạn cũng có thể xin đổi nha, but be quick!
—————————————————-
Lời cuối, giám khảo cũng là con người, cũng có giám khảo this và giám khảo that, các sĩ tử IELTS luôn phải biết mình có thể / nên làm gì để đảm bảo việc chấm điểm của mình được diễn ra mịnh bạch. Giám khảo không phải thần thánh luôn luôn đúng, và chúng ta không phải là những tiện dân cứ để examiners phán gì thì phán. Đừng ngại đưa ra ý kiến cá nhân của bạn về những trường hợp giám khảo chấm nhưng không hề có tâm nhé!
Link xin breakdown: https://forms.office.com/r/qj0ECRwGuD
Email hỗ trợ thắc mắc nếu bạn xin breakdown của BC: scoresbreakdown@britishcouncil.org và IGDisclosures@britishcouncil.org
Have a good read and a great day.
Wish y’all the best of luck!