Có bao giờ bạn tự hỏi phần nào của IELTS Speaking được chấm điểm cao nhất? Câu trả lời khá đơn giản, phần cuối bài – Part 3 – được ưu tiên chấm điểm nhiều nhất. Nếu có công thức nào để so sánh độ quan trọng giữa các phần thì đó sẽ là 20-30-50 cho Part 1 – Part 2 và Part 3.
Điều này có khá nhiều ảnh hưởng tới việc bạn nên lên chiến thuật cho bài thi thế nào. Nhiều bạn dồn quá nhiều sức vào Speaking Part 1. Ví dụ:
A: I’m a student at ABC University. Currently I’m studying anthropology, which is a subject that deals with the development of humans and human behaviour in the past and at present. There are four major branches of this study, the first who of which are social and cultural anthropology. My major is the other two fields, namely archaeological … abc
Bạn dồn tất cả tâm huyết vào phần IELTS Speaking part 1 vậy cũng ..oke thôi, giám khảo sẽ có ấn tượng ban đầu bạn là thí sinh khá khá. Tuy nhiên, điều tệ nhất là khi Part 1 bạn xử lý siêu việt trong khi Part 3 bạn nói không giữ được mức độ này.
Nhiều bạn thì ưu tiên Part 2. Đặc biệt với việc các đề thi IELTS Speaking mới nhất luôn được cập nhật và chia sẻ, thì khả năng bạn có xử lý tốt cho Part 2 không quá khó khăn. Chỉ sợ nhất, cũng tương tự như trên, là Part 2 bạn nói vô cùng lưu loát, từ vựng hay các kiểu, nhưng sang Part 3 thì như gà mắc tóc, vấp lên vấp xuống, hay thời gian dừng quá lâu, ngập ngừng liên tục. Giám khảo có thể nghĩ “nó ăn may ở part 2” hoặc “chẳng may vào chủ đề nó học rồi” .v.v.
Thật ra với những câu hỏi rất “trừu tượng” của Part 3 thì bao nhiêu điểm yếu của học viên thường sẽ lộ ra hết. Khi phải phân tâm nghĩ ý tưởng thì ngữ pháp cũng bị buông, và phát âm thì không còn giữ được rhythm/intonation nữa. Do đó nếu như bạn phải dành toàn bộ sự minh mẫn và khả năng của mình vào một chỗ, đó phải là Part 3. Đây là phần khó, có thể bạn xử lý được như một thí sinh band 8-9, nhưng bạn cũng ko được để phần này quá tệ.
Và dù khởi đầu bạn có hơi vấp, nhưng phần cuối trước khi kết thúc chương trình bạn lại để lại 1 ấn tượng vô cùng tốt với giám khảo thì mọi thứ sẽ tốt hơn đúng không, đặt mình vào giám khảo thì họ có thể cho rằng do lúc đầu hơi run thôi nhưng lúc sau mới đúng là khả năng thực sự của bạn, chưa kể những gì nói cuối cùng cũng nằm lại lâu hơn trong tâm trí, lúc đặt bút xuống chấm điểm thì họ sẽ bị “ám ảnh” bởi những ấn tượng sau cùng về bạn nhiều hơn.
Với việc hiểu cấu trúc bài thi và cách cho điểm của giám khảo thì hy vọng các bạn sẽ tự đưa ra cho mình một chiến lược đúng đắn nhất. Và chiến lược hữu hiệu nhất đó chính là làm gì thì làm hãy chú ý đến phát âm chuẩn nhất nhé. Vì thi speaking thời gian rất ngắn, không có nhiều đất để nghĩ ra 1 ý tưởng đột phá hay ho nào, hãy trả lời với những ý tưởng tầm xàm nhưng nói rõ ràng dễ nghe thì cũng ăn điểm cao rồi.