5 Sai lầm mà tân sinh viên nào cũng sẽ mắc phải

5 Sai lầm mà tân sinh viên nào cũng sẽ mắc phải

Không ít những trường hợp các bạn sinh viên chủ quan việc học còn dài nên chưa tính đến chuyện “ra trường làm gì”. Kết quả là nhiều bạn ra trường nhưng vẫn còn lận đận trong việc tìm việc cho mình. Vì trong CV không có gì để ghi. (đọc luôn đi, vì nó sẽ giúp bạn vượt qua 4 năm đại học đầy khó khăn và cám dỗ đây)

1. HỌC CHO QUA MÔN

Cụm từ này khá quen thuộc với các bạn sinh viên đại học. Nó quen thuộc đến mức “học cho qua môn” đã trở thành tiền lệ từ học sinh khóa này sang khóa khác.
“Học cho qua môn” là khi bạn đã bắt đầu tiếp xúc với các môn học như Triết học Mác Lê Nin, Toán cao cấp,…Tại sao lại như vậy?

Khi lên đại học bạn sẽ được rất nhiều anh chị khóa trước truyền tai nhau rằng những môn này rất khó, chỉ có những đứa “dị” không bình thường mới được A môn này thôi,… vân vân và mây mây. Và sự thực là, đây là những môn học khiến nhiều sinh viên phải “học lại” nhất, không thì cũng chỉ cố để đủ qua môn.

Nhưng “học cho qua môn” chỉ là một trong những thứ bạn tạo ra để ngụy biện cho sự lười biếng của bản thân thôi. Sự ” lười thu nạp kiến thức” từ thụ động dẫn đến hành động sẽ khiến bạn hối hận vào những năm sau đại học.

sinh viên học tiếng Anh

Nếu bạn nào cố gắng và có thái độ học tập đúng đắn trong năm nhất này, nhất định bạn sẽ có mục tiêu và dễ dàng chinh phục được những môn học chuyên ngành khó nhằn nhất về sau.
Và hãy nhớ rằng Đại học là Tự học. Sẽ không có thầy cô theo sát như những năm cấp 2, cấp 3 nữa. Mà hãy tự mình tìm tòi, nghiên cứu và “Học để đạt được kết quả tốt nhất” chứ không phải “ Học để qua môn”.

2. THỨC KHUYA

Môi trường mới, nhiều bạn mới, giờ giấc sinh hoạt cũng dần trở nên thay đổi. Khi còn những ngày ôn thi vào đại học, đa số các bạn chỉ thức đến 12h đêm để “cày” và dành sức để sáng hôm sau dậy sớm “ cày” tiếp.

Thế nhưng lên đại học, dù có đi học hay ngày nghỉ thì bạn vẫn thức đến 1 -2 giờ sáng sau đó ngủ đến 10-11 giờ trưa. Có những đêm “cày” phim xuyên đêm đến tận sáng, quên ăn quên ngủ chỉ vì trót lỡ theo đuổi một bộ phim.

Thói quen này dần hình thành, từ đó việc dậy trước 6 giờ 30 ngày càng khó khăn hơn. Có nhiều bạn 7:15 vào lớp nhưng mãi tận 7 giờ mới dậy, vào lớp thì uể oải, không tập trung.

hoc tieng anh

3. MÌNH CÒN NHIỀU THỜI GIAN CHO TƯƠNG LAI

Không ít những trường hợp các bạn sinh viên chủ quan việc học còn dài nên chưa tính đến chuyện “ra trường làm gì”. Kết quả là nhiều bạn ra trường nhưng vẫn còn lận đận trong việc tìm việc cho mình. Vì trong CV không có gì để ghi.

Bạn đã vượt qua hàng nghìn thí sinh khác để đậu vào một trường Đại học, đây chỉ là bước chọn lọc đầu tiên và khá dễ dàng. Rồi bạn phải vượt qua các bài thi khó nhằn, vượt qua những sinh viên khác để dành được tấm bằng Khá – Giỏi.

Bạn vượt qua trăm nghìn thí sinh để được vào Đại học, sau đó phải vượt qua hàng nghìn sinh viên khác để có thể được ứng tuyển vào một vị trí ở một công ty. Rồi tiếp theo bạn phải vượt qua rất nhiều người để được lên làm quản lý hoặc các cấp cao hơn.

Rồi bạn chợt nhận ra rằng, mỗi cột mốc quan trọng bạn vượt qua đều phải có tiếng Anh ở trong đó. Khi xã hội ngày càng đổi mới, kết nối toàn cầu thì cũng là lúc tiếng Anh được xem là điều kiện CẦN.

Bạn CẦN tiếng Anh để xin học bổng

Bạn CẦN tiếng Anh để ra Trường

Bạn CẦN tiếng Anh để xin việc

Bạn CẦN tiếng Anh thăng chức, tăng lương và mở rộng mối quan hệ

Khi bạn nghĩ mình thời gian còn nhiều, nghĩa là bạn đang chậm hơn nhiều người khác đấy. Bạn có chấp nhận trở thành một trong số những người bị loại khi thiếu tiếng Anh?

hoc tieng anh

4. TỰ TIN VỚI KIẾN THỨC MÌNH CÓ

Khi bạn thi đại học với 9 điểm tiếng Anh, tất cả bạn bè trầm trồ, ngưỡng mộ. Thế nhưng, điều đó sẽ chẳng diễn ra nếu bạn so sánh kiến thức tiếng Anh ở THPT và bài thi IELTS, TOEIC hay TOEFL cả. Ở thời điểm bây giờ, các bạn học sinh lớp 8, lớp 9 đã cầm sẵn chứng chỉ IELTS 7.0 trên tay rồi.

Khi bạn ra trường, kiến thức của bạn càng nhiều, bạn sẽ được người khác đánh giá cao hơn. Đừng bao giờ nghĩ rằng, tôi có một tấm bằng đại học loại giỏi thì mức lương khi mới ra trường là 15 – 20 triệu. Bạn nên nhớ rằng, khi bạn tốt nghiệp không chỉ có một mình bạn nhận tấm bằng đại học. Và cũng không chỉ mình bạn là loại giỏi.

Bạn phải nghĩ xem mình phải có thứ gì đó xã hội đang CẦN và bạn đáp ứng được điều đó. Ví dụ như chứng chỉ tiếng Anh, chứng chỉ tin học văn phòng, các kỹ năng mềm,…

5. MÌNH LÀ SINH VIÊN TRƯỜNG CÓ ĐẦU VÀO CAO SẼ GIỎI HƠN SINH VIÊN TRƯỜNG CÓ ĐẦU VÀO THẤP

Bạn đậu đại học, người khác cũng đậu đại học, nghĩa là các bạn đã cùng nhau vượt qua được hàng nghìn người khác để đặt chân vào giảng đường. Việc điểm số đầu vào cao thấp tùy thuộc và các ngành học và cả tiêu chí hoạt động của trường.

Việc đầu vào cao hay thấp không quan trọng, quan trọng là suốt 4 năm học đại học, bạn học được gì? Ra trường việc bạn làm có bạn có thật sự yêu thích nó?

Khi lên đại học, không ít nhiều bạn từng nghe các câu chuyện “ôi trường này lấy có xx điểm” hay mấy đứa “sinh viên trường này toàn chơi chứ học gì”. Có thể điểm số của các bạn không cao thật nhưng điều đó không có nghĩa là những bạn ấy không thông minh. Đừng quên, điểm số chỉ xếp hạng học lực, còn năng lực thật sự mới xếp hạng một con người.

Có thể một bạn học không giỏi nhưng Tiếng Anh bạn ấy giỏi. Bạn vẫn có thể làm trái ngành, trái nghề, tìm một công việc cần yêu cầu có tiếng Anh như du lịch, thương mại,…với thu nhập hấp dẫn. Còn những bạn bằng Giỏi nhưng vẫn làm công việc an nhàn, thu nhập không cao nhưng bạn ấy chấp nhận.

Do đó, không có khái niệm bằng Giỏi thì ra trường làm việc lương cao, còn bằng Khá, Trung Bình thì không xin được việc… Quyết định sự thành công của một người không phải điểm số, bằng cấp mà là thái độ và con đường mà bạn quyết tâm muốn đến.

Hy vọng với bài viết này các bạn tân sinh viên có thể chuẩn bị tâm lý để bắt đầu một cuộc sống đại học thật ý nghĩa và không hối hận về sau nhé!

Bạn có muốn DOWNLOAD 111 khóa học trọn bộ và Hàng ngàn bộ tài liệu IELTS, TOEIC chất lượng từ các tên tuổi lớn

X