Đề thi IELTS Academic hiện nay cho từng phần Listening, Speaking, Writing và Reading như thế nào?

Đề thi IELTS Academic hiện nay cho từng phần Listening, Speaking, Writing và Reading như thế nào?

Đề thi IELTS qua bao năm không có nhiều thay đổi về format, kể cả academic hay general,  tuy nhiên các bạn có thể thấy là nội dung hay đề bài không bao giờ bị trùng lắp, người ta có thể đoán nó sẽ về cái gì chứ không thể biết cụ thể đề như thế nào đã là hay lắm rồi. Và có cái quan trọng chính là cách thức ra đề, người ta sẽ đánh đố như thế nào, ra những dạng đề liên quan đến thể loại câu hỏi gì vì mỗi loại cần có cách trả lời, cách luyện tập khác nhau để tránh những cái bẫy trong bài thi.

Xu hướng ra đề thi IELTS Listening

  • Part 1: Trong các năm trở lại đây thì mình thấy IELTS có xu hướng nói tốc độ khá nhanh cho phần này, và thường đáp án sẽ được nhắc đúng 1 lần và bạn phải đủ nhạy để bắt câu trả lời, tần suất xuất hiện của thông tin sai để đánh lừa các bạn cũng ít hơn trước (mình ít thấy có trường hợp người này check lại với người kia và thay đổi thông tin, kiểu nói thông tin xong “sorry,…”). Đặc biệt các số điện thoại và đánh vần tên người hay địa danh sẽ được đọc 1 lần rất nhanh và để làm đúng thì bạn nên thật thuần thục cách phát âm số, chữ cái đó trong đầu rồi viết ra ngay cho kịp. Trường hợp đọc địa chỉ thì cũng có khi đề sẽ nhắc lại nhưng rất hiếm. Cách tốt nhất bạn nên sàng lọc các tên riêng, địa danh trong nhiều bài thi trước đó để tạo nên 1 list cho riêng mình học để biết cách viết đúng chính tả từ đó, ví dụ tên Park, tên Street, các tên người hay gặp trong bài thi IELTS.
  • Part 2: Hay xuất hiện các dạng matching / labelling maps
  • Part 3: Multiple choice (thường là combo chọn 2 trong 5 đáp án, và chọn A/B/C cho 1 bài thảo luận giữa 2 người)
  • Part 4: Hầu hết là 1 bài lecture và điền 1 word only

Xu hướng ra đề thi IELTS Reading

  • Các dạng câu hỏi luôn ra là T F NG / Yes No NG / điền từ (bạn nên ôn cho nhuyễn các dạng này)
  • Các dạng câu hỏi hay ra là matching info / matching headings / matching tên các nhà nghiên cứu với quan điểm / chọn ABCD (thường xuất hiện trong passage 3)
  • Về độ khó thì passage 1 luôn là passage dễ nhất, tuy nhiên đôi khi passage 2 lại khó hơn passage 3 về dạng câu hỏi / nội dung, nên mình vẫn ưu tiên làm P1 trước, sau đó tuỳ vào độ khó của P2,3 thì sẽ làm passage nào dễ hơn trước để tiết kiệm thời gian. Cách phân bổ của mình là 15/20/25 minutes cho các passage từ dễ đến khó

Mình là cú đêm nên hôm đó thi sáng thực sự buồn ngủ nên bị xuống phong độ tí cho skill này. Các bạn nên ngủ đủ giấc, ăn vừa đủ vì no quá cũng buồn ngủ hay đau bụng, mà buồn ngủ lại đọc 3, 4 trang tiếng Anh dày đặc chữ thì không tập trung nổi.

Xu hướng ra đề thi IELTS Writing

  • Writing Task 1: Các dạng bài biểu đồ, quy trình, maps vẫn được rãi đều nên rất khó đoán, cách tốt nhất bạn nên phâ n tích những phầ n có thể viết giống nhau để xây dựng template của riêng mình cho tất cả dạng bài.  Phần này chỉ chiếm khoảng 30{f3919c750933c24745704c4141b1124b6050a348edb4828602ffb20806e9bd46} điểm nên bạn cần có template để viết nhanh dành thời gian suy nghĩ cho task 2.
  • Writing Task 2: Mình thấy thường hay ra dạng “what extent do you agree or disagree?”

Xu hướng ra đề thi IELTS Speaking

  • Part 1: Mô tả về 1 sự vật, sự việc gì đó.
  • Part 2: Bạn nghĩ như thế nào về 1 vấn đề gì đó. Ví dụ như giữa cửa hàng truyền thống và shopping online chẳng hạn.
  • Part 3: Thường sẽ hỏi sâu hơn về part 2 để khai thác kỹ hơn suy nghĩ của mình về vấn đề đó, các bạn không cần quan tâm mình nghĩ đúng hay sai, mà chỉ cần mình phát âm đúng, mượt không vấp là tốt rồi.
     

Các bạn nên chuẩn bị sẵn nhiều câu tủ “chung chung” có thể dành để nói trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, nó là 1 dạng stop word hay linking word mà ở mức dài hơn là nguyên 1 câu để làm cho giám khảo có cảm giác khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình tốt hơn.

Nhìn chung mình gặp 1 cô giám khảo cũng nice và chuyên nghiệp. Đọc câu hỏi rất nhẹ nhàng và chậm rãi tuy accent hơi khó hiểu xíu (vì cô là người Ấn, thi ở IDP gặp khá nhiều Giáo viên Ấn Độ). Mình cũng bị ngắt vài lần ở part 3 và cô hỏi rất nhiều câu trong Part 3 – theo mình chủ yếu lầ để test phổ từ vựng của mình xem có đủ rộng không, nên đôi khi cô không cho mình nói quá nhiều, nên sẽ hỏi nhiều câu / chủ đề khác nhau trong mức giới hạn thời gian.

Hy vọng kinh nghiệm của mình sẽ giúp các bạn chuẩn bị tốt cho kỳ thi IELTS nhé.

Bạn có muốn DOWNLOAD 111 khóa học trọn bộ và Hàng ngàn bộ tài liệu IELTS, TOEIC chất lượng từ các tên tuổi lớn

X