Những gì thật sự diễn ra trong phòng thi IELTS – Chia sẻ kinh nghiệm

Những gì thật sự diễn ra trong phòng thi IELTS – Chia sẻ kinh nghiệm

Lần trước mình đã chia sẻ kinh nghiệm trước khi thi IELTS chúng ta nên chuẩn bị những gì (từ quần áo, dụng cụ phòng thi cho đến ăn uống…), bạn nào chưa đọc thì có thể xem bài viết nhé! Hôm nay mình sẽ chia sẻ những điều trong phòng thi IELTS bạn cần lưu ý, đặc biệt cho những bạn thi IELTS lần đầu.

LISTENING

Nếu bạn chưa biết thì bạn sẽ thi Listening đầu tiên, nên nhớ tuyệt đối trước khi bắt đầu nghe bạn nên test tai nghe, âm lượng có thể điều chỉnh được 2 bên tai nên hãy đảm bảo rằng bạn có thể nghe rõ nhất ở mức âm lượng phù hợp nhất.

kinh nghiệm đi thi ielts

Lúc mình thi tại BC, thì có 1 sự cố là đang nghe đến section 2 (vài câu đầu) thì file nghe bị lỗi và stop giữa chừng. Nên cả phòng thi đều tranh thủ vài phát sự cố đó để đọc đề những câu section tiếp theo. Tuy nhiên thì giám thị đã yêu cầu mọi người đều phải đóng bài lại tuyệt đối không được xem tiếp. Có một kỉ niệm khá vui đó là bạn nam ngồi trên mình đã úp đề lại, tuy nhiên vẫn lật đến trang cuối cùng (trang trắng) để xem được chữ in từ mặt trước hằn lên và đọc được đề cũng khá nhiều.

Đặc biệt khi thi nghe các bạn nên tập trung 3000{f3919c750933c24745704c4141b1124b6050a348edb4828602ffb20806e9bd46} để bám sát bài nghe, câu nào nghe ko được thì ghi 1 số key words vào rồi quay lại sau. Nên nhớ bạn có 10 phút để điền vào phiếu trả lời. Họ sẽ chấm dựa trên phiếu trả lời chứ không phải trên đề nhé, nên dù trên đề bạn có trả lời đúng hết đi nữa mà phiếu trống thì cũng như không. Lúc mình thi vẫn có bạn không kịp giờ nộp bài vì chưa điền vào phiếu trả lời kịp, nên nhớ canh thời gian nhé!

Hãy dành thời gian luyện tập để ăn điểm Section 1 và Section 2, vì phần này nghe độ khó không bằng những phần sau. Nên nhớ nếu bạn muốn nghe được những phần khó, hãy master những phần dễ trước đã. Section 3 và Section 4 có thể sẽ làm bạn ngợp vì những từ vựng khó hoặc thông tin quá nhiều, nhưng hãy bình tĩnh nghe, không cần cố gắng hiểu 100{f3919c750933c24745704c4141b1124b6050a348edb4828602ffb20806e9bd46} người ta đang nói gì, bạn có thể tập đoán ý của người nói đối với những từ vựng không biết, và tập trung xem đề người ta yêu cầu mình nghe những ý nào rồi từ đó hình thành câu trả lời thôi.

READING

Sau khi thi Listening bạn sẽ thi Reading. Một lời khuyên từ mình đó là các bạn không nhất thiết phải làm theo thứ tự trong đề đưa sẵn. Tức là bạn có thể chọn bài nào ngắn nhất để làm trước. Nhưng đôi khi, bài ngắn nhất lại không phải bài dễ nhất đâu nhé, nên bạn có thể dành 10 giây đầu để quan sát đề, trong 3 bài đọc đó, bài nào “có vẻ có cảm tình nhất” thì mình đọc trước. Hoặc dạng câu hỏi bạn mạnh nhất thì làm trước… Tùy thuộc vào bản thân bạn, theo mình thì nên có một khởi đầu tốt thì tâm lý đọc những bài sau mới tốt được. Hoặc dành cho những bạn không cần quan tâm dễ hay khó gì cả, cứ theo thứ tự mà đọc thôi.

kinh nghiệm đi thi ielts

Một điều áp lực với Reading và kể cả Writing đó là về thời gian. Trong số lượng câu hỏi là 40 câu, bạn chỉ được làm trong 60 phút. Và bạn còn phải canh thời gian điền vào phiếu trả lời, vì bạn sẽ không có được thêm 1 phút nào để dành cho việc ghi câu trả lời từ đề ra phiếu trả lời đâu nhé. Đặc biệt là TRUE, FALSE, NOT GIVEN thì làm ơn hãy ghi tròn vành rõ chữ chứ không được ghi “T , F, NG” là không được chấm đâu nhé các bạn!

Vì chắc chắn trong bài thi Reading sẽ có những từ vựng các bạn không hiểu, dẫn đến không hiểu nghĩa cả câu hoặc không paraphrase để tìm đáp án được. Do đó, theo mình, các bạn không tập thói quen là “đọc – dịch từng từ”, nhất là đối với những câu dài, câu phức, thì “đọc – dịch từng từ” thì có lẽ là đốt thời gian mất. Thế nên, hãy tập cách đoán ý của câu, tìm key word để đoán trọng tâm. Nếu như bí quá, không hiểu gì cả, thì hãy quay trở lại đề và đọc lại, vì “câu trả lời luôn nằm sẵn trong đề” mà.

Về các website luyện Reading mình đã có một bài chia sẻ, các bạn có thể xem qua các nguồn tài liệu để luyện khả năng đọc của mình nhanh hơn – chính xác hơn nhé!

WRITING

Trong 1 ngày bạn sẽ thi 3 kỹ năng, và Writing là phần thi cuối cùng trong buổi thi. Giám thị sẽ phát cho bạn 2 tờ giấy Task 1 – tờ giấy màu trắng, Task 2 – tờ giấy màu nào đó (lúc mình thi là màu da cam).

Như vậy sẽ có trường hợp xảy ra là bạn ghi Task 1 nhầm vào tờ Task 2, kết quả là gì? Tất nhiên bài thi của bạn không hợp lệ. Vì vậy hãy lưu ý không cần nhớ màu sắc gì cả, trước khi đặt bút xuống thì làm ơn liếc 1 cái lên trên để nhìn cho rõ chữ “Task 1” hay “Task 2” trên đầu giấy thi luôn nhé!

kinh nghiệm đi thi ielts

Làm task nào trước cũng được, có bạn thì làm task 2 trước vì task 2 chiếm 2/3 số điểm của bài thi Writing. Mình thì chọn làm task 1 trước, đơn giản vì mình thích dễ trước khó sau, luyện tay viết cho mềm, hồi tưởng lại các từ vựng trong đầu để viết Task 1 “khởi động” trước, rồi mình tập trung toàn lực cho Task 2. Nói như thế không có nghĩa là Task 1 không quan trọng đâu nhé, thực tế là Task 1 các bạn không thể quá bay cao bay xa được mà phải dựa vào biểu đồ, hình vẽ, sơ đồ để miêu tả, vì vậy tư duy logic và đánh giá cần phải có và được luyện tập.

Khi viết bao giờ cũng nên lập dàn ý trước, hình dung trong đầu sắp xếp gọn gàng mọi thứ thì viết sẽ nhanh và mạch lạc hơn. Ngoài ra thì bạn hoàn toàn có thể giơ tay lên để xin sự trợ giúp nếu bút chì của bạn có vấn đề hoặc giấy thi bị lỗi. Nên phải kiểm tra thật kỹ giấy thi trước khi viết nhé và tuyệt đối không được làm rách giấy, vò hay gấp nhỏ lại.

Nếu như bạn làm xong Task 2 rồi thì phù! Xin chúc mừng bạn đã vượt qua được 3 ải của kỳ thi IELTS. Còn 1 ải cuối cùng đó là Speaking bạn sẽ thi vào một ngày khác, hãy share bài viết này nếu bạn muốn mình chia sẻ nốt về phần thi Speaking nhé!

Bạn có muốn DOWNLOAD hàng trăm khóa học trọn bộ và Hàng ngàn bộ tài liệu IELTS, TOEIC, Tiếng Anh căn bản chất lượng từ các tên tuổi lớn.

X