Biết cách học IELTS Reading hay cách làm sẽ là 1 cách tốt nhất để kéo điểm overall của bạn lên rất cao. IELTS Reading luôn là phần để kiếm điểm dễ nhất với mình, ý mình không phải vì nó dễ mà các bạn hiểu không, tất cả câu trả lời nó đều nằm trước mặt các bạn, không bị mơ hồ như các phần thi khác. Để học IELTS Reading hiệu quả bạn cần nắm được kết cấu bài thi, cách chia thời gian làm bài, … đây là một bài chia sẻ cho những bạn đã có nền tảng tốt (band 6-6.5) để có thể nâng band điểm của mình hơn nữa nhé. Còn về học từ vựng như thế nào hay mẹo làm các dạng câu hỏi trong IELTS Reading thì các bạn vào chuyên mục Học IELTS Reading trên Sharenha.com để đọc thêm nhé.
Contents
KẾT CẤU BÀI THI
Bài thi gồm 3 passage, tổng số lượng câu hỏi là 40, vì vậy có thể thấy mỗi passage sẽ có khoảng 13 – 14 câu. Theo kinh nghiệm của mình, thì passage 1 thường là dễ nhất, độ khó tăng dần lên, passage 2 khó hơn và passage 3 khó nhất. Tuy nhiên cũng có trường hợp passage 2 khó hơn passage 3, tuỳ bài, nhưng mình chưa từng gặp khi nào passage 1 lại khó hơn 2 passage còn lại cả.
Nhìn chung, bất kể là IELTS Academic hay General, bài thi Reading được thiết kế đánh giá các kỹ năng đọc của bạn theo nhiều khía cạnh độc đáo, gồm:
- Hiểu nội dung tổng quát của đoạn văn.
- Xác định ý chính của đoạn văn.
- Tìm hiểu thông tin chi tiết.
- Phân tích và hiểu ý nghĩa tiềm ẩn.
- Nhận biết quan điểm, thái độ và mục đích của tác giả.
- Hiểu các quan điểm được đề cập.
- Các dạng bài thường gặp trong kỳ thi IELTS Reading:
- Điền vào chỗ trống (Gap Filling).
- Nối tiêu đề (Matching headings).
- Hoàn thành câu (Sentence Completion).
- Câu trả lời ngắn (Short answers).
- Câu hỏi trắc nghiệm (Multiple choice questions).
Thang điểm IELTS Reading:
Cả bài thi Academic Reading và General Reading đều có 40 câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng đạt được 1 điểm, vì vậy số điểm tối đa cho mỗi phần thi là 40 điểm.
Sau đó, số điểm của bạn sẽ được chuyển đổi tương ứng trên thang điểm IELTS từ 1.0 đến 9.0, để xác định điểm cuối cùng cho phần thi này.”
Vì vậy để kiểm soát thời gian tốt khi đi thi, mình áp dụng 2 strategy chính, tuỳ vào mức điểm mong muốn của mỗi người.
Với mức điểm 6.5 -7.0 đổ xuống: Nên làm theo thứ tự passage 1,2,3
Lý do: 6.5 – 7.0 tương đương từ 27 – 30 câu. Tức là bạn có zoom sai khoảng 10 câu = ¼ số câu = gần 1 bài Reading. Nếu bạn có lỡ không làm được passage 3, có đánh lụi đi chăng nữa thì vẫn có nhiều khả năng đạt được tầm band điểm này.
Vì vậy, lời khuyên của mình là hãy tập trung thật nhiều năng lượng cho passage 1,2 với mục tiêu phải đạt được tầm 12/13 câu cho mỗi bài. Bạn có thể set theo thời gian tuỳ trình độ:
Passage 1: 15-20 phút
Passage 2: 25-20 phút
Passage 3: 15-15 phút
5 phút check đáp án + Transfer đáp án : Cái này là bắt buộc
Với công thức này, bạn phải tối đa điểm số ở phần 1,2. Phần 3 nhiều khả năng có hết giờ cũng không hiểu hết bài 3 đâu vì vậy hãy áp dụng chiến thuật : Làm tới đâu đúng tới đó, không sai câu nào thì tỷ lệ được 6.5 – 7.0 sẽ rất cao.
Với mức điểm 7.5 -8.0 trở lên:
Nên làm theo thứ tự 3,2,1 hoặc 2,3,1 ( Tuỳ thuộc bài nào khó nhất. Tức là cứ khó nhất thì làm trước!)
Cách này là cách bản thân mình áp dụng. mình đặt mục tiêu 8.5 – 9.0. Với mức điểm này mình xác định: Được ăn cả, ngã về không. Nên mình khá liều lĩnh áp dụng công thức này! Tại vì 8.5 – 9.0 tương đương với 38-40/ 40 câu, thì không để lại cho mình cơ hội được sai nữa. Vậy thì kiểu gì cũng phải quất sạch passage 3 không được sai câu nào.
Ngay khi nghe listening xong, cũng là lúc não bộ còn tỉnh táo và hoạt động tốt, mình làm luôn phần khó nhất để có thể làm tốt nhất. Với những người aim 8.5 – 9.0, thì passage 1 thực sự là quá dễ, bạn phải làm được trong thời gian ngắn, vì nó không có mẹo gì hết đâu. Thực tế đi thi mình chỉ có dành đâu đó từ 7- 10 phút cho passage 1 thôi.
Passage 3: 20 – 25 phút
Passage 2: 20 – 25 phút
Passage 1: 15 – 10 phút
5 phút check đáp án + Transfer đáp án: Cái này là bắt buộc.
Có thể đổi vị trí passage 3 và passage 2 với nhau. Cứ cách 20 phút là người trông thi sẽ réo hết giờ cho passage 1 ( tức là hết 20 phút), thì mình căn theo giờ đó để biết quá giờ hay chưa, tuy nhiên không follow làm theo thứ tự passage 1,2,3.
TẠI SAO LÀM RẤT NHIỀU ĐỀ READING NHƯNG KHÔNG HIỆU QUẢ
Quay ngược lại thời gian khi tự học thì sao. Những con số mình đưa ra ở trên thật xa vời đối với người mới bắt tay vào học. Vì vậy chúng ta sẽ xem xét bước mới bắt đầu sẽ thế nào nhé!
- Mình mất hơn 1 tiếng đồng hồ để làm 1 passage mà vẫn sai hoặc loay hoay làm mãi vẫn không hiểu câu đó nghĩa là gì!
- Không thể hoàn thành passage 3 vì quá khó hiểu và đọc xong vẫn cảm giác như chưa đọc gì
- Mất rất nhiều thời gian để tìm đáp án cho những câu khó
- Chỉ áp dụng duy nhất skim and scan ( mà lại không nắm vững kỹ thuật), nên để tìm được 1 câu thì mắt mình đảo như rang lạc 4,5 lần mới thấy
- Mỗi ngày mình giải 1 đề với kỳ vọng sẽ lên trình độ rất nhanh. Nhưng sau 1 tuần giải 7 đề thì không lên được 1 điểm nào cả 😕
Với những khó khăn này, mình đã loay hoay rất lâu ( phải tầm mấy tháng trời) đi tìm phương pháp làm bài IELTS Reading, rồi thử lên thử xuống chán chê cho tới khi phát hiện ra phương pháp hiệu quả với mình.
Và dưới đây là phương pháp mình áp dụng:
Làm 1 bài 1 tiếng đồng hồ là điều bình thường! Các bạn hãy chấp nhận điều đó, và học cách làm 1 passage – 1 giờ đồng hồ – đúng 13/13 câu. Chất lượng rõ ràng quan trọng hơn số lượng. Thế nhưng có 1 điều ngược đời là mình thấy các bạn toàn chạy theo thời gian thay vì chạy theo số câu đúng. Tức là ép 1 passage – 20 phút – đúng bao nhiêu câu cũng được.
Sau khi đạt được mục tiêu làm trong 1 giờ và đúng 13/13 câu, thì bạn bắt đầu rút ngắn thời gian và đặt mục tiêu: 1 passage – 50 phút – đúng 13/13 câu. Mục tiêu này sẽ giảm dần về thời gian, xuống từ từ để tránh bị sốc , 50 phút, 40 phút, 35 phút, 30 phút, 25 phút, 20 phút, 15 phút, 13 phút….tuỳ theo năng lực của bạn. Mình khi học thì ép xuống 7 phút – 10 phút/ 1 bài passage 1 là ngay trước kỳ thi khoảng 1-2 tuần. Dĩ nhiên phải đúng 13/13, hoặc không nhẹ nhàng cũng phải 11-12/13 nhé!